Tôi may áo dài, áo khoác, cà vạt với hình ảnh cờ vàng ba sọc đỏ để làm gì? May để bán. Mục tiêu của buôn bán là lợi nhuận, tất nhiên, đó là điều không thể chối cãi. Nhưng, là một người bảo vệ Nhân quyền và hoạt động xã hội dân sự, lợi nhuận không phải mục tiêu duy nhất của tôi. Thông thường, mỗi công việc của chúng ta thường nhắm đến không chỉ một, mà hai, ba mục tiêu.
Trước nay, lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng như mọi biểu tượng khác liên quan đến Việt Nam Cộng Hoà đều là những thứ nhạy cảm, bị đưa ra ngoài vòng pháp luật một cách bất thành văn. Nói đến nó là nói đến công an và nhà tù. Chúng ta, những người con Việt Nam còn giữ lòng xót xa cho mệnh người và vận nước chưa thể nào quên được một triệu quân cán chính Việt Nam cộng hoà đã phải trình diện chính quyền cộng sản và bị đày đi lao động khổ sai dưới cách gọi trịch thượng của chính quyền cộng sản là "lao động cải tạo" và đã có hàng trăm ngàn người lính Việt Nam Cộng Hoà không chết vì bom đạn chiến tranh mà chết vì bị tra tấn, đói khát, bệnh tật trong nhà tù cộng sản. Chúng ta chưa thể quên một miền Nam tan hoang sau 1975 và lòng người dân miền Nam còn rỉ máu cho đến hôm nay. Chúng ta chưa thể quên những vết cắt sâu hoắm trong lòng dù vẫn dùng thời gian để bôi xoá nó.Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017
Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017
Nhà nước CSVN móc túi dân như thế nào?!
Năm nào cũng vậy, cận Tết, hàng hoá và dịch vụ tăng giá vùn vụt nhưng người ta không thể không mua sắm; vì đối với đại đa số người dân Việt Nam, cả năm chỉ có dịp Tết mới ăn - mặc cho ra hồn, các tháng còn lại thì thắt lưng buộc bụng. Cái nghèo khổ, vì thế, khiến cho dịp Tết có ý nghĩa lớn đối với nhiều gia đình nghèo khổ ở nông thôn, nhất là trẻ con. Nhu cầu sắm sửa cho con cái manh áo, cho gia đình miếng ăn suốt một năm trời thiếu thốn cũng là một trong những nguyên nhân thúc giục nhiều người đi trộm cắp.
Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017
Bàn về đề nghị xuẩn ngốc và độc đoán của Chủ tịch Quốc hội
1/ Định chế là gì?
Theo học thuật phương Tây, mỗi định chế là một mô hình kết cấu xã hội chi phối hành xử của một tập hợp người nhất định, nghĩa là giá trị luân lý và hành xử chung của các cá nhân trong mỗi định chế "mang tính vững bền". Cơ bản có hai loại định chế: vật thể và phi vật thể.
Các định chế vật thể có thể dễ dàng đơn cử là: trường đại học (thuộc siêu định chế giáo dục), bệnh viện (thuộc siêu định chế y tế), cảnh sát (thuộc siêu định chế Nhà nưỡc), tiền (thuộc siêu định chế kinh tế), giáo hội (thuộc siêu định chế tôn giáo), các tổ chức xã hội dân sự...Các định chế phi vật thể như là: tập quán, hôn nhân, nam quyền, truyền thống, ngôn ngữ...
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016
Đài Loan trong tầm nhìn một quốc gia độc lập
Ngày 16 tháng 1 vừa qua, cử tri đảo quốc Đài Loan đã
trao nhiệm quyền Tổng Thống cho bà Thái Anh Văn, chủ tịch đảng Dân
chủ Tiến bộ (Dân Tiến) sau thắng lợi áp đảo của bà này trước ứng
cử viên Chu Lập Luân của Quốc Dân đảng.
Đảng Dân Tiến chủ trương xây dựng Đài Loan thành một
quốc gia độc lập tách biệt với Trung Hoa lục địa, trái ngược với
khuynh hướng thân thiện với Hoa Lục của Quốc Dân Đảng (bởi nguồn gốc
Hoa Lục và di sản Tưởng Giới Thạch của đảng này).
Bà Thái Anh Văn đắc cử Tổng thống trong bối cảnh
các chính sách kinh tế của Tổng thống Quốc Dân đảng Mã Anh Cửu không
tỏ ra có hiệu quả. Chính quyền Mã Anh Cửu trong 8 năm qua đã liên tục
thắt chặt các quan hệ kinh tế với Hoa Lục (dân đến hệ lụy là ngày
càng phụ thuộc Trung quốc về kinh tế), trong khi đó, vẫn chưa đưa kinh
tế Đài Loan thoát khỏi khủng hoảng và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở
đảo quốc này. Sự bất mãn liên quan đến kinh tế của người dân Đài
Loan là nguyên nhân thất bại dễ thấy của Quốc Dân đảng.
Nhãn:
Dan chu,
Đai Loan,
Hoa Luc,
huynh thuc vy,
Taiwan,
Trung Hoa,
Trung Quoc,
Tu Do
Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015
Vài lời nhắn gởi các bạn trẻ
Tôi không biết vì lý do gì, đa số người Việt Nam, nhất là các bạn trẻ luôn bị cái quán tính xuất phát từ lựa chọn ban đầu kéo lê đi mà không dừng lại được. Nghĩa là, nếu họ đã chọn nơi ở nào, nghề nghiệp nào, người chồng/vợ nào… thì nhất định sẽ lấy lý do “đã lỡ rồi” để tiếp tục cái hiện trạng của mình, mà không dám thay đổi.
Cuộc đời không quá dài để mình lãng phí thời gian cho những việc, những người mà mình không còn tìm thấy lý do nào để tiếp tục gắn kết. Nhưng nó đủ dài để chúng ta luôn có thể dừng lại để nghiêm túc suy ngẫm về hiện trạng của mình và thực hiện những thay đổi cần thiết.
Tâm lý hành động theo quán tính cứng nhắc sẽ mang lại những rắc rối không thể tháo gỡ trong cuộc sống của chúng ta. Các bạn hay có cái tâm lý đại loại như: em đã làm nghề này được mấy năm rồi, tôi đã ở chỗ này lâu rồi, tôi đã làm việc này quen rồi, hai đứa mình đã biết nhau lâu rồi, vợ chồng tôi đã có với nhau mấy mặt con rồi… Tất cả tựu trung lại cũng là: lỡ dành nhiều tâm sức và thời gian rồi nên không muốn hoặc không dám thay đổi!
Nhãn:
công việc,
cứng nhắc,
Dũng Cảm,
đổi mới,
hiện trạng,
huỳnh thục vy,
lựa chọn,
nghề nghiệp,
quán tính,
thay đổi,
trải nghiệm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)