Navi Pillay
Cao uỷ Nhân quyền LHQ
Cao uỷ Nhân quyền LHQ
Vienne | 27.6.2013 |
Kính thưa quý ngài,
Thưa các đồng nghiệp,
Thưa quý ông bà,
Thưa các đồng nghiệp,
Thưa quý ông bà,
Thật cảm động là nhiều người bạn có mặt ngày hôm nay, nhằm tưởng nhớ đến một dịp kỷ niệm quan trọng như thế này đối với tôi và đối với Văn phòng Cao uỷ của tôi.
Cách đây hai mươi năm, hơn 7000 thành viên đã tụ họp lại để tổ chức Hội nghị Nhân quyền Thế giới. Nhiều người trong số quý vị ở đây đã có mặt lúc đó, giống như tôi – đại diện cho một tổ chức hoạt động vì quyền của phụ nữ. Tất cả chúng ta lúc bấy giờ đều nóng lòng muốn đạt được một kết quả tốt.
Các quốc gia Tây phương đã ủng hộ các quyền dân sự và chính trị; Khối Đông Âu, và nhiều nước đang phát triển, lại lập luận rằng các quyền văn hoá, xã hội và kinh tế, cũng như quyền phát triển, phải được ưu tiên. Thêm vào đó, một nhóm các quốc gia lớn lúc đó đã mạnh mẽ lý luận rằng Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế chỉ là sản phẩm của văn hoá Tây phương, và rằng trong thực tế nhân quyền nên được xem xét trong mối tương quan với các bản sắc và truyền thống văn hoá khác biệt.
Hơn nữa, thế giới lúc đó đang ở trong thời kỳ của hàng loạt những biến động đầy kịch tính. Một vài trong số đó – ví dụ như sự sụp đổ của Bức tường Berlin – là rất tích cực; và một số – như sự bùng nổ đột ngột những mâu thuẫn nội bộ mang tính huỷ diệt sâu sắc – thì cực kỳ tiêu cực. Đó là khoảng thời gian vừa hết sức thuận lợi vừa hết sức bất lợi, hình thành nên bối cảnh của Hội nghị Vienne.
Sự kết thúc của cuộc chiến tranh lạnh đã tạo nên thời khắc thích hợp cho một thế giới mới, nhằm xem xét lại nghị trình nhân quyền. Nhưng cho đến lúc Hội nghị diễn ra, một cuộc xung đột vũ trang khủng khiếp lại diễn ra ngay kế bên, trên đất nước Nam Tư cũ. Quả thực, những vụ giết người hàng loạt và những hành động tàn bạo khác đã diễn ra chỉ cách những phòng hội nghị chưa đến một một ngày lái xe, nơi Hội nghị Thế giới đang diễn ra và nơi chúng ta họp ngày hôm nay.
Đồng thuận Vienne
Thế nhưng, khi những thảo luận được mở ra, một sự đồng thuận cũng xuất hiện. Vấn đề then chốt đối với sự đồng thuận này là quan niệm về tính phổ quát, tính cá biệt và tính tương hỗ của tất cả các quyền con người. Như quý vị đã biết, một số Nhà nước đã chống đối hoàn toàn khái niệm quyền kinh tế và xã hội – bởi vì họ xem chúng như những khát vọng hơn là những quyền căn bản đối với tự do và phẩm giá của con người. Cách nhìn nhận về tập hợp Nhân quyền tương hỗ và liên lập cho phép các quyền xã hội và kinh tế được thực hiện cũng như cả quyền phát triển nữa.
Thế nhưng, khi những thảo luận được mở ra, một sự đồng thuận cũng xuất hiện. Vấn đề then chốt đối với sự đồng thuận này là quan niệm về tính phổ quát, tính cá biệt và tính tương hỗ của tất cả các quyền con người. Như quý vị đã biết, một số Nhà nước đã chống đối hoàn toàn khái niệm quyền kinh tế và xã hội – bởi vì họ xem chúng như những khát vọng hơn là những quyền căn bản đối với tự do và phẩm giá của con người. Cách nhìn nhận về tập hợp Nhân quyền tương hỗ và liên lập cho phép các quyền xã hội và kinh tế được thực hiện cũng như cả quyền phát triển nữa.
Cuộc tranh luận liên quan đến những Bản sắc văn hoá về Nhân quyền được viện dẫn đã được giải quyết với một cách tiếp cận bao hàm và khéo léo công bằng. Dĩ nhiên, tất cả các nước thực sự không giống nhau, và mọi tiếng nói đưong nhiên phải được lắng nghe. Nhưng những đặc trưng văn hoá này cũng hoàn toàn không hạn chế tính phổ quát của Nhân quyền.
Công thức cuối cùng tạo ra sự đồng thuận về quan điểm này như sau: Bạn chọn con đường của bạn, nhưng mục tiêu là điều chúng ta cùng nắm giữ như nhau. Bản sắc của bạn sẽ ảnh hưởng đến phương cách mà bạn đạt được tiến bộ. Nhưng mục tiêu – về tự do và phẩm giá của con người, qua việc thực thi Nhân quyền được giải thích trong Đạo luật Nhân quyền Quốc tế (gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, và Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá – ND) – là điều tất cả chúng ta cùng chia sẻ.
Và các phái đoàn cũng đã vượt qua những khác biệt chính về các vấn đề gây tranh cãi như tính phổ quát, chủ quyền, sự miễn trừ, và phương cách cho nạn nhân lên tiếng. Kết quả là một tài liệu mạnh mẽ: Tuyên ngôn và Chương trình Hành động Vienne (VDPA).
VDPA là tài liệu về Nhân quyền quan trọng nhất được đưa ra cuối thế kỷ 20 và là một trong những tài liệu về Nhân quyền mạnh mẽ nhất trong một trăm năm qua. Chúng ta nhờ nó mà có được thiện chí và công sức khó khăn của nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm và tận tuỵ đứng đầu là Ibrahima Fall. Tài liệu này đã đúc kết một nguyên tắc rằng Nhân quyền là phổ quát, bất khả nhượng, liên lập và tương hỗ, và tài liệu đã củng cố vững chắc quan niệm về tính phổ quát bằng việc các Nhà nước cam kết thăng tiến và bảo vệ tất cả các Nhân quyền cho tất cả người dân “bất chấp hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa”.
Hội nghị Vienne đã đưa đến những tiến bộ mang tích lịch sử trong nhiều lĩnh vực quan trọng, trong số đó có nữ quyền; cuộc tranh đấu chống lại tình trạng phạm tội mà không bị trừng phạt; quyền của các nhóm thiểu số và di dân; quyền trẻ em.
Nhiều tiến bộ đã xuất hiện trong hai thập kỷ qua; nhờ nền tảng đã được thiết lập ở Vienne. Một cách công bằng, chúng ta có thể tán dương một số đồng thuận mang tính bước ngoặc quan trọng, bao gồm những đồng thuận về Tòa án Hình sự Quốc tế thường thực đầu tiên trên thế giới – việc thiết lập tòa án này đã nhận được sự cổ vũ lớn ở Hội nghị Vienne – cũng như một cơ chế mới nhằm thăng tiến và bảo vệ nhân quyền của phụ nữ, của các nhóm thiểu số, của công nhân di cư và gia đình họ cùng các nhóm người khác. Hội nghị Vienne đã mở của cho những cơ chế nhân quyền mạnh mẽ hơn của Liên Hợp Quốc, bao gồm việc mở rộng – vẫn tiếp tục đến ngày nay – một số thủ tục đặc biệt. Cho đến khi có Hội nghị Vienne, các cơ chế này đều tập trung vào quyền dân sự và chính trị. Ngày nay, 48 thủ tục đặc biệt đã bao trùm toàn bộ các vấn đề nhân quyền.
Hội nghị Vienne cũng đưa ra sự quảng bá quan trọng cho các Hội đồng chuyên gia (ND: giám sát việc thực hiện các Hiệp ước Nhân quyền) – các Hội đồng này vẫn tiếp tục mở rộng, vì nhiều Nhà nước hơn phê chuẩn các Hiệp ước Nhân quyền – và cho hệ thống Định chế Nhân quyền quốc gia quan trọng, các định chế này ngày nay được tìm thấy ở 103 quốc gia. Trong số các quốc gia này, có 69 nước hiện tại được đánh giá ở cấp độ A.
Nhưng chúng ta phải công nhận rằng trong nhiều lĩnh vực, chúng ta đã không thể đặt trên nền tảng VDPA. Lời hứa mở lúc ban đầu của Bản Tuyên ngôn toàn cầu – rằng tất cả mọi người được sinh ra bình đẳng trong nhân phẩm và trong các quyền, và rằng những người này sẽ được tôn trọng như thế – vẫn đang còn là một giấc mơ xã vời đối với quá nhiều người.
Thất bại trong việc bảo vệ
Tuần này cách đây 20 năm, những kẻ bắn tỉa vẫn đang nổ súng vào trẻ em trên những đường phố ở Sarajevo, và sự giết chóc trong xung đột ghê gớm đó đã phủ mờ chân trời châu Âu.
Ngày nay, chỉ xa hơn một chút, trẻ em, phụ nữ và đàn ông ở Syria kêu gào trong đau dớn và khẩn cầu chúng ta giúp đỡ. Và một lần nữa, chúng ta đang bỏ quên họ – như chúng ta đã từng làm sau một chuỗi những xung đột khủng khiếp khác, bao gồm Afghanistan, Somalia, Ruanda, Cộng hòa Dân chủ Congo và Iraq – đó là chỉ nêu lên vài trường hợp.
Hết lần này đến lần khác, cộng đồng quốc tế đã hứa bảo vệ người dân khỏi sự tàn sát và những vi phạm nhân quyền thô bạo. Và thậm chí cả khi tôi nói với các bạn bây giờ, nhiều phụ nữ vẫn bị bắt cóc và cưỡng hiếp, các bệnh viện vẫn là mục tiêu của các cuộc tấn công, những vụ nãn đạn pháo vô tội vạ cũng như các cuộc tàn sát được cân nhắc đang nhuộm Trái đất này bằng máu của những người vô tội.
Tất cả những điều này là không thể tha thứ. Và thậm chí tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra. Những tiến bộ của chúng ta theo lộ trình mà chúng ta đã thiết lập ở Viện cách đây 20 năm đã được đánh dấu bằng bước thụt lùi cũng như nhiều thành tựu tôi đã liệt kê trên đây. Một vài lời hứa đã được thực hiện một nửa – ví dụ như trong lĩnh vực Công pháp quốc tế, trong đó chúng ta có toà án quốc tế, một vài tình huống đáng ca ngợi đã được đưa ra và vài trường hợp khác – bao gồm Syria- thì không đáng. Những cách đây 20 năm chúng ta không hề có bất cứ một toàn án quốc tế nào kể từ khi những phiên toà ở Nuremberg (ND: các phiên toà xét xử các tội ác của chế độ Nazi Đức quốc) diễn ra, mặc dù có Ủy ban Tội phạm quốc tế.
Năm 2005, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới – với việc mở rộng hợp lý tất cả những gì đã được chấp nhận ở Vienne – đã được thực hiện bởi sự đồng thuận về khái niệm Trách nhiệm bảo vệ. Nhưng Syria chỉ là trường hợp mới nhất của một tình trạng trong đó, chúng ta đã thất bại một cách đáng buồn trong việc thực hiện Nhiệm vụ đó – cho đến nay cái giá của sự thất bại đó là 93 ngàn mạng sống.
Khi chúng ta đến đây, chúng ta không ca ngợi lịch sử. Chúng ta đang nói về một bản thiết kế cho một cộng trình xây dựng vĩ đại mới chỉ được xây dựng một nửa. Rất quan yếu khi chúng ta xem VDPA như một tài liệu sống động có thể và sẽ tiếp tục hướng dẫn các hành động và mục tiêu của chúng ta. Nhân quyền vẫn chưa được tiếp cận một cách phổ quát, hoặc được xem như bất khả nhượng và tương hỗ, bất chấp cam kết thực hiện của chúng ta. Các nước vẫn tiếp tục tranh cãi về sự tương đối mang tính văn hoá. Phụ nữ, các nhóm thiểu số và di dân vẫn còn bị phân biệt đối xử và lạm dụng. Quyền phát triển vẫn không được thừa nhận bởi tất cả mọi người. Quyền lực vẫn bị tha hoá, các nhà lãnh đạo vẫn sẵn sàng hy sinh người dân để duy trì quyền lực.
Con đường phía trước
Tôi tin rằng lễ kỷ niêm hai mươi năm này cho chúng ta cơ hội rất quan trọng để trở lại với Hội nghị Vienne nhằm phát hiện lại con đường phía trước của chúng ta.
Chính ở Vienne cách đây 20 năm, các tổ chức phi chính phủ đã dẫn đầu nỗ lực hình thành nên vị trí Cao uỷ Nhân quyền. Điều này sẽ đảm bảo rằng một tiếng nói đủ thẩm quyền và độc lập sẽ được cất lên để chống lại những vi phạm nhân quyền bất kể chúng xuất hiện ở đâu; để điều phối và ủng hộ cho công việc của nhiều hội đoàn khác nhau; và sử dụng ảnh hưởng của Liên Hợp Quốc để ủng hộ nhân quyền cho tất cả mọi người.
Thật vinh dự cho tôi được giữ vị trí đó ngày hôm nay và tôi tin rằng văn phòng của tôi đã đi được một quãng đường dài trong hai thập kỷ tồn tại đầu tiên của nó. Nhưng nó, cũng giống như nhiều cơ quan khác, không phải là một sản phẩm hoàn hảo. Chúng ta mang một nhiệm vụ khồng lồ – thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của mọi người ở mọi nơi – và một nguồn lực rõ ràng là chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ đó. Nhưng tôi tin rằng Cao uỷ đã lấp đầy một chỗ trống cơ bản trong hệ thống Liên Hợp Quốc và ngày càng trở thành một người tranh đấu đủ thẩm quyền và mạnh mẽ cho những nạn nhân trên toàn cầu, một tiếng nói cho những người không có tiếng nói. Và một tiếng nói, được tạo ra bởi các Nhà nước, tiếng nói này đứng ở vai trò nhắc nhớ các nước về luật pháp và những lời hứa của họ, những điều đã không được thực thi.
Một thành tựu then chốt nữa của Hội nghị Vienne là đưa ra sự khuyến khích chủ yếu đến các tổ chức xã hội dân sự và những người bảo vệ nhân quyền khác. Các tổ chức và cá nhân này đã mở rộng đến mức độ không thể tưởng tượng vào thời điểm này, đặc biệt là ở cấp độ quốc gia. Nhưng ngày hôm nay của năm 2013, họ cũng đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, bao gồm những vụ trả đũa và luật pháp giới hạn nhân quyền – thậm chí có những vụ trả đũa vì tham gia vào những vụ kiện tụng trên cơ sở lý thuyết của Liên Hợp Quốc. Trên một phương diện nào đó, có lẽ, đây là biện pháp tác động của họ. Nhưng nó cũng là dấu hiệu xáo trộn sâu sắc của quá trình thoái bộ.
Chúng ta cần cố gắng hết sức để khôi phục tinh thần của Tuyên ngôn Vienne, và học lại thông điệp của nó. Chúng ta phải tập trung một lần nữa vào tính trong sáng đến kinh ngạc của cái mục đích mà ở thời điểm này chúng ta không dám hy vọng đạt được. Tuyên ngôn này tái khẳng định phẩm giá và các quyền của mọi người, và cho chúng ta biết làm sao để đạt được những điều đó. Nó đúc kết những khái niệm về tính phổ quát và tính công bằng liên quan đến vấn đề công lý. Nó cho chúng ta thấy con đường phía trước, và ở mức độ nào đó, chúng ta đã đi theo con đường đó. Nhưng, thật đáng buồn và đáng trách, tất cả chúng ta vẫn tiếp tục thường xuyên đi chệch hướng khỏi nó.
Xin cám ơn quý vị.
Bản dịch của Huỳnh Thục Vy