Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Blogger: Bạn là ai?

Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông trên internet, cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bất chấp những biện pháp hạn chế của Nhà cầm quyền, các bàn luận về chính trị xã hội trên không gian mạng ngày một đa dạng, sôi nổi. Không bàn về chất lượng, các bài viết trên Facebook, blog cá nhân và blog truyền thông tập thể ngày một nhiều và sự tham gia của các bạn sinh viên thanh niên ngày một năng động hơn. 

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Bài dịch: Lời hứa hão của Obama tình trạng Nhân quyền ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam

Fred Hiatt
Washington Post | 15.7.2013 |
Giống như James “Whitey” Bulger (1929 – : một tên tội phạm có tổ chức ở Mỹ – ND), Vladimir Putin thích thú với việc hành hạ kẻ thù của mình.
Bulger là một tên trùm Mafia khét tiếng đang phải ra toà ở Boston vì tội giết nhiều người. Sau khi Bulger biết rằng một kẻ đồng mưu với mình đi đêm với FBI, theo một số bằng chứng gần đây, Bulger đã bắn chết ông này cho đến khi “thân thể ông ta bật tung khỏi mặt đất”.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết

Phạm Hồng Sơn
1. Nguyên tắc “suy đoán vô tội”: Không ai có quyền cho bạn là tội phạm cho đến khi có một tòa án công chính đủ thẩm quyền đưa ra một phán xét kết tội có hiệu lực.
Nhưng bạn đừng bao giờ trông chờ sẽ có một tòa án như thế trong một chế độ độc đảng toàn trị.
2. Dù bạn là tù nhân hay thậm chí là “phạm nhân” cũng không ai có quyền xúc phạm danh dự và tuyệt đối không có quyền xúc phạm thân thể bạn.
Chắc chắn bạn cũng không kỳ vọng chế độ độc đảng toàn trị sẽ tôn trọng những điều hiển nhiên này nhưng bạn cần phải nhớ để bảo vệ nhân phẩm tối thiểu cho mình.

Huỳnh Ngọc Tuấn: Đảo chính ở Ai Cập

Sau khi chế độ độc tài của Tổng thống Hosni Mubarak bị cuộc cách mạng Hoa lài lật đổ năm 2011, người dân Ai cập kỳ vọng một chế độ Dân chủ sẽ hình thành tại quốc gia Ả rập này để mọi người thuộc mọi thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo được hưởng những quyền dân chủ đúng nghĩa với một chế độ đa đảng và pháp trị.

Bài dịch: Obama mời Chủ tịch Việt Nam thực hiện một chuyến viếng thăm hiếm hoi

AFP/Chanel NewsAsia
WASHINGTON | 11.7.2013 | Theo các nguồn thông tin tiết lộ hôm thứ Tư, Tổng thống Barack Obama đã mời người đồng nhiệm Việt Nam đến thăm Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong tháng này, hướng tới việc thúc đẩy hợp tác về an ninh và thương mại bất chấp các quan ngại đối với hồ sơ nhân quyền của Nhà nước cộng sản này.

Bài dịch: Trò chuyện với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David B. Shear

Tháng Sáu, Asian Foundation đã tiếp đón Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, ông David B. Shear, tại trụ sở chính của Asian Foundation ở San Francisco. Alma Freeman, biên tập viên In Asia, đã ngồi trao đổi với ông về việc mở rộng mối quan hệ ngoại giao và kinh tế, việc đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, những tiến bộ về nhân quyền, và bối cảnh truyền thông xã hội của Việt Nam dù bị giới hạn nhưng vẫn sôi động.

Bài dịch: Việt Nam: Chơi với lửa

David Brown
Asia Sentinel | 7.7.2013 |
Chạm trán với Trung Quốc

Theo Mỹ để cứu nước; theo Trung Quốc để cứu Đảng. Câu nói mà đâu đâu ở Việt Nam người ta cũng nghe thấy ấy đã phản ánh chính xác tình thế địa chính trị tiến thoái lưỡng nan mà đảng Cộng sản đang phải đối mặt.

Bài dịch: Bài phát biểu khai mạc của Cao uỷ Nhân quyền LHQ Navi Pillay tại Hội nghị kỷ niệm 20 năm Tuyên ngôn Vienne (1993-2013)

Navi Pillay
Cao uỷ Nhân quyền LHQ
Vienne | 27.6.2013 |
Kính thưa quý ngài,
Thưa các đồng nghiệp,
Thưa quý ông bà,
Thật cảm động là nhiều người bạn có mặt ngày hôm nay, nhằm tưởng nhớ đến một dịp kỷ niệm quan trọng như thế này đối với tôi và đối với Văn phòng Cao uỷ của tôi.

Bài dịch: 12 NGO gửi thư đến đại diện cao cấp EU Catherine Ashton về phiên tòa sắp xử Lê Quốc Quân

Baroness Catherine Ashton
Đại diện Cao cấp Liên minh Châu Âu phụ trách Ngoại giao và Chính sách An ninh
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu
200, rue de la Loi
B-1049 Brussels, Bỉ
Ngày 1 tháng 7 năm 2013
V/v: Ông Lê Quốc Quân và phiên tòa xử ông sắp diễn ra vào ngày 9 tháng 7 năm 2013
Thưa Bà,
Các tổ chức ký tên ở đây trân trọng yêu cầu Bà dành sự quan tâm đặc biệt cho trường hợp bắt giữ một luật sư, blogger và là người đấu tranh cho nhân quyền nổi tiếng ở Việt Nam – ông Lê Quốc Quân.

Bài dịch: Tù nhân nổi loạn do điều kiện nhà tù ở Việt Nam

AFP – ngày 1/7/2013 |
Global Post
Các tù nhân nổi loạn đã giành quyền kiểm soát một nhà tù Việt Nam trong vài giờ đồng hồ, cầm giữ trưởng giám thị trại giam làm con tin trong cuộc phản đối đòi hỏi sự đối xử và điều kiện tốt hơn, truyền thông nhà nước nói hôm thứ hai.
Tình trạng xáo trộn bắt đầu từ sáng ngày Chủ nhật ở trại giam Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 40 km về phía Bắc.

Bài dịch: Báo cáo về nạn buôn người năm 2013: Việt Nam

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Văn phòng Theo dõi và Đấu tranh chống Buôn người
BÁO CÁO VỀ NẠN BUÔN NGƯỜI NĂM 2013 
Việt Nam (Bậc 2)
Việt Nam là điểm xuất phát, và ở mức độ nhỏ hơn, là điểm đến của nạn buôn bán tình dục và cưỡng bách lao động đối với phụ nữ và trẻ em. Việt Nam là điểm xuất phát của tình trạng đàn ông và phụ nữ đi xuất khẩu lao động bằng những cách riêng hoặc thông qua các công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty quốc doanh tuyển dụng lao động để xuất khẩu.

Bài dịch: ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897.

ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM năm 2013 – HR 1897.
Quốc hội Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thứ 113
Phiên họp thứ nhất
H. R. 1897: Nhằm thúc đẩy Tự do và Dân chủ ở Việt Nam
Tại Hạ viện Hoa Kỳ
Ngày 8 tháng 5 năm 2013
Ngài SMITH của tiểu bang New Jersey (đại diện cho chính mình, cho ngài ROYCE, ngài WOLF, bà LOFGREN và ngài LOWENTHAL) giới thiệu đạo luật sau đây, đạo luật đã được đệ trình lên Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ.

Bài dịch: Đạo luật chế tài nhân quyền Việt Nam S.929

Quốc Hội thứ 113, 2013-2015. Văn bản được đệ trình ngày 9 tháng 5 năm 2013.
S. 929 IS
Quốc Hội thứ 113
Phiên họp thứ 1
Nhằm áp đặt những biện pháp chế tài lên các cá nhân dính líu đến các vụ vi phạm nhân quyền chống lại người dân Việt Nam hoặc thân nhân của họ, và nhằm những mục đích khác.

Bài dịch: Sau gần 40 năm, người Việt lại vượt biên bằng đường biển

Tác giả: /AP
9.5.2013
Hà Nội, Việt Nam (AP) – Gần 40 năm sau khi hàng trăm ngàn người Việt Nam trốn khỏi chế độ cộng sản ở quốc gia này trên những con thuyền vượt biển, ngày càng nhiều người lại tiếp tục vượt biên bằng đường biển.

Bài dịch: HẠN CHẾ KHÔNG GIAN MẠNG ở VIỆT NAM

Báo cáo của SEAPA (Liên minh Báo chí Đông Nam Á)
Ngày 2/5/2013 – Tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc kéo dài sang  năm 2013, với vụ việc mới nhất xảy ra vào ngày 26 tháng 3 năm 2013 sau khi tàu tuần tra Trung Quốc nổ súng vào thuyền đánh cá Việt Nam. Việc Trung Quốc sử dụng vũ khí có thể báo hiệu một giai đoạn mới trong tranh chấp Hoàng Sa, vì siêu cường khu vực này nhất quyết kiểm soát toàn vùng  biển mà họ khẳng định chủ quyền trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam).

Bài dịch: Phát biểu về báo cáo tình hình nhân quyền các nước năm 2012 - Họp báo đặc biệt

Uzra Zeya - Quyền Trợ lý Thư ký Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động
Washington, DC – Ngày 19/4/2013
Ms. ZEYA: Xin cám ơn  ngài Ngoại trưởng rất nhiều. Tôi muốn nói vài lời về cách chúng ta sử dụng Bản báo cáo Nhân quyền hằng năm để thông tin cho các cơ quan Ngoại giao trên khắp thế giới của chúng ta và giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan nhanh chóng về một số những diễn biến chủ yếu trong năm qua, mà bản báo cáo đã mô tả, rồi tôi sẽ hân hạnh lắng nghe những câu hỏi từ các bạn.

Huỳnh Ngọc Tuấn: Quân đội của ai?

Tử Cống hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp:
- Đủ ăn, đủ binh và được dân tin cậy.
Tử Cống nói:
- Nếu phải bỏ đi một điều thì trong ba điều ấy điều nào có thể bỏ được?
Khổng Tử trả lời:
- Bỏ binh.

Bài khác: Ấn Độ - Chính sách đối ngoại yếu kém

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
(Foreign Affairs, tháng 5-6/2013)

Trong thập kỷ qua, ít xu hướng thu hút sự chú ý của thế giới nhiều như cái gọi là sự trỗi dậy cửa phần còn lại, sự nổi lên kỳ diệu về kinh tế và chính trị của các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Đặc biệt ở Mỹ, các nhà quan sát về Ấn Độ chỉ rõ nền kinh tế lớn và mở rộng nhanh chóng, dân số đông, và vũ khí hạt nhân của nước này là những dấu hiệu chứng tỏ sự vĩ đại sắp tới của nó.

Bài dịch: Hoa Kỳ nói nhân quyền đang xấu đi ở Trung Quốc và Việt Nam, ghi nhận tiến bộ và quan ngại tại Miến Điện

(AP) Washington, ngày 19/4/2013 – Hoa Kỳ tuyên bố hôm thứ sáu rằng tình trạng Nhân quyền đang trở nên xấu đi ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng có cải thiện ở Miến Điện khi nước này đang tiếp tục trên con đường gập ghềnh tiến tới Dân chủ.