Năm ngoái, tôi tình cờ xem được một video clip, trong đó mười ngàn
nhạc công người Nhật biểu diễn “Ode to Joy” trong một khán đài vĩ đại ở
Osaka. Buổi biểu diễn được tổ chức sau trận động đất và sóng thần khủng
khiếp năm 2011 như một lời cổ vũ mà người Nhật dành cho nhau. Dàn nhạc
công biểu diễn bao gồm chủ yếu là các nghệ sĩ nghiệp dư, điều này chứng
tỏ bản nhạc được rất nhiều người Nhật biết đến. Và qua điều đó, chúng ta
có thể kết luận trình độ thưởng thức âm nhạc của họ rất cao.
Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013
“Khôn ngoan” đến mức độ nào?
Cuộc đấu tranh cho Dân chủ của người Việt hiện nay không nằm ngoài
những giá trị và niềm tin đã phổ quát của nhân loại về cách hành xử bất
bạo động. Dù vậy, mấy mươi năm nay chúng ta đã chứng kiến cuộc đấu tranh
này bị đàn áp thô bạo đến thế nào.
Gần đây có một số ý kiến cho rằng chúng ta nên mềm mỏng với chính quyền để tránh bị đàn áp, không nên xem cộng sản là mục tiêu của đấu tranh bất bạo động (có ai xem cộng sản là mục tiêu đâu?), không nên “đẩy mình vào thế chống đối, co cụm dẫn đến tình trạng bị cô lập”… Và ý kiến này có vẻ được nhiều người thụ động ủng hộ.
Gần đây có một số ý kiến cho rằng chúng ta nên mềm mỏng với chính quyền để tránh bị đàn áp, không nên xem cộng sản là mục tiêu của đấu tranh bất bạo động (có ai xem cộng sản là mục tiêu đâu?), không nên “đẩy mình vào thế chống đối, co cụm dẫn đến tình trạng bị cô lập”… Và ý kiến này có vẻ được nhiều người thụ động ủng hộ.
Một số thiển ý cần chia sẻ
Có lẽ tôi dành quá nhiều sự quan tâm và giấy mực cho cuộc chuyển hóa
Dân chủ ở Miến Điện. Nhưng rõ ràng đó là một hình mẫu mà những người
Việt Nam tranh đấu cho Dân chủ phải lưu tâm. Bởi, nếu thành công của họ
sẽ cổ vũ chúng ta, thì những khó khăn hiện tại sẽ làm nản lòng không ít
người quan tâm.
Lại những trò bẩn của an ninh cộng sản
Nửa đêm ngày 3 tháng 4 năm 2013, lúc cả gia đình đang ngủ, thì ba tôi
nghe tiếng xe gắn máy trờ tới trước nhà, sát chỗ ông ngủ (phòng ngủ ba
tôi ngay sát mặt đường làng). Sau đó, là tiếng ào ào, nước văng tung tóe
và một mùi hôi thối kinh khủng bốc lên. Ba tôi bật dậy và thoáng thấy
chiếc xe máy chở hai tên thanh niên rồ ga bỏ chạy.
Những sách nhiễu bẩn thỉu
Tuần trước, nhân viên của Lãnh sự quán Hoa Kỳ đã thông báo với tôi
là: ngày thứ Tư 20 tháng 3 này Viên chức Chính trị của Lãnh sự sẽ đến
thăm gia đình tôi.
Tôi đã cho họ biết là thông báo qua điện thoại thì công an sẽ biết ngay và sẽ rất khó khăn cho chuyến viếng thăm. Vì năm ngoái, khi họ thông báo như vậy với gia đình tôi, ngay lập tức những ngày sau đó liên lạc điện thoại giữa tôi và nhân viên Lãnh sự đã bị cắt.
Tôi đã cho họ biết là thông báo qua điện thoại thì công an sẽ biết ngay và sẽ rất khó khăn cho chuyến viếng thăm. Vì năm ngoái, khi họ thông báo như vậy với gia đình tôi, ngay lập tức những ngày sau đó liên lạc điện thoại giữa tôi và nhân viên Lãnh sự đã bị cắt.
Đầu năm nghĩ về quốc nội và hải ngoại
Trước khi được phê chuẩn trở thành tân Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ,
ông Chuck Hagel đã gặp phải những phản ứng gay gắt từ chính giới Mỹ,
đặc biệt là từ đảng viên Cộng Hòa vì điều mà họ cho là “sự mềm yếu với
Iran và chống Israel” của ông. Nguyên nhân của làn sóng chống đối này
khởi đi từ phát biểu gây nhiều tranh cãi của ông: “Tôi là Thượng nghị sĩ
Hoa Kỳ, không phải là Thượng nghị sĩ Israel”.
Tản mạn về trí thức và thời cuộc
Trước nay, trước mỗi kỳ đại hội đảng CS, thiên hạ hay bàn chuyện ông
này, ông kia có tư tưởng cải cách, có khả năng thay đổi thể chế để dân
chủ hóa đất nước. Thế rồi hết kỳ này đến kỳ khác đất nước vẫn chìm trong
độc tài – đàn áp. Giờ nghĩ lại mới thấy thời cuộc đã làm cho những ưu
tư, hy vọng về vận mệnh đất nước vỡ tan.
Vì sao Việt Nam thiếu vắng lãnh đạo đối lập?
Tôi luôn nghĩ: Phong trào Dân chủ Việt Nam hiện nay đang thiếu một
nhà lãnh đạo. Nhưng có ý kiến lại cho rằng: “Một người lãnh đạo sẽ không
sớm thì muộn lại đưa Việt Nam vào chế độ độc tài”. Một số khác thì quả
quyết: PT Dân chủ cần sự ủng hộ của quần chúng, chứ không cần một người
lãnh đạo. Sau những diễn biến Dân chủ hóa ở Miến Điện, chính một trong
số những người đã từng bác bỏ quan điểm của tôi, lại ca ngợi bà Aung San
Suu Kyi như một “lãnh tụ có tâm, có tầm”.
Nỗi niềm Giáng sinh
Không khí Giáng sinh đang tràn ngập khắp địa cầu. Các thành phố lớn
trên thế giới trong những đêm trước Noel đã được trang hoàng lộng lẫy:
Stockholm lung linh với cây thông Noel cao 36m, Lisbon sặc sỡ với quả
cầu khổng lồ, đại lộ Champs Elysees Paris sáng bừng trong hàng ngàn bóng
đèn rực rỡ. Khắp nơi người ta hân hoan đón chào thêm một mùa mua sắm-
vui chơi mới lại đến.
Thêm một hành động sách nhiễu nhắm vào gia đình tôi
Từ tháng 9 năm 2012, ba tôi là Huỳnh Ngọc Tuấn và tôi đã nhận được thông báo của Human Rights Watch về kết quả giải thưởng Hellmen-Hemmett năm 2012 của HRW. Theo đó, cả hai cha con tôi đều được nhận giải như hai cá nhân độc lập.
Ngày Nhà giáo Việt Nam -Vài lời tâm sự
Từ những ngày đầu cắp sách đến trường, các học trò ngây thơ đã bị
nhồi vào đầu óc non nớt cái tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Nhiều người
Việt Nam tự hào vì chúng ta có truyền thống đặc trưng này (giống người
Trung Hoa?).
Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy
Dư luận gần đây bàn tán khá nhiều về sự ra đời của học viện Trần Nhân
Tông và “giải thưởng hòa giải Trần Nhân Tông”. Nhân dịp này tôi cũng
xin mạo muội chia sẻ vài ý kiến.
Đầu tiên, Trần Nhân Tông Academy ra đời trong hoàn cảnh thế giới chứng kiến và nhiệt thành hoan nghênh những thành tựu đầu tiên của cuộc hòa giải và thay đổi chính trị ngoạn mục tại Burma, nên xem như sự ra đời này có thể là một cách “đánh tiếng” về tương lai chính trị Việt Nam. “Hạ cánh an toàn” và không bị trừng phạt chính là điều họ muốn người dân dành cho các vị lãnh đạo Cộng sản của chúng ta chăng?
Đầu tiên, Trần Nhân Tông Academy ra đời trong hoàn cảnh thế giới chứng kiến và nhiệt thành hoan nghênh những thành tựu đầu tiên của cuộc hòa giải và thay đổi chính trị ngoạn mục tại Burma, nên xem như sự ra đời này có thể là một cách “đánh tiếng” về tương lai chính trị Việt Nam. “Hạ cánh an toàn” và không bị trừng phạt chính là điều họ muốn người dân dành cho các vị lãnh đạo Cộng sản của chúng ta chăng?
Nghĩa hay lợi?
“Phàm người ta làm mọi việc ở đời cũng chỉ vì nghĩa hay vì lợi…
Người quân tử chỉ nghĩ đến điều nghĩa mà dốc lòng vào việc thiện. Dù
việc thiện nhỏ thế nào cũng không bỏ qua. Kẻ tiểu nhân thì chỉ nghĩ đến
điều lợi, hễ thấy lợi thì dù ác thế nào cũng thực hiện”.
Đó là một câu ghi trên đài tưởng niệm liệt sĩ chống pháp Phước Ninh, Đà Nẵng.
Đó là một câu ghi trên đài tưởng niệm liệt sĩ chống pháp Phước Ninh, Đà Nẵng.
Lại nói về sự thỏa hiệp chính trị (tiếp theo)
Có lẽ tiêu đề trên không phù hợp lắm với nội dung mà tôi muốn trình
bày sau đây. Trong phần này, tôi chỉ muốn đưa ra những giải thích tường
minh cho quan điểm của mình – cái đã theo tôi từ những ngày tôi cầm bút,
viết những dòng đầu tiên gởi đến quý độc giả.
Lại nói về sự thỏa hiệp chính trị
Cuộc đấu tranh để đạt được một thể chế chính trị tốt đẹp hơn, bản
thân nó là một cuộc đấu tranh chính trị. Dù những người đấu tranh không
phải là những người làm chính trị đúng nghĩa; họ thuộc đủ mọi thành phần
xã hội, từ sinh viên, những người hoạt động xã hội thiện nguyện, nghệ
sĩ, trí thức khoa bảng, nhà văn, nhà báo, luật sư… với những ưu thế sẵn
có, họ lên tiếng cho Dân chủ Tự do, nhưng với một thái độ chính trị nhất
định và với sự phản kháng chính trị dành cho nhà cầm quyền độc tài,
cuộc đấu tranh ấy của họ là một cuộc đấu tranh chính trị và mang đầy đủ
tính chất của sự đấu tranh chính trị.
Nhãn:
chính trị,
dân chủ,
đấu tranh,
huynh thuc vy,
huỳnh thục vy,
huynh thuc vy blog,
huỳnh thục vy blog
Thư tạ ơn của vợ chồng Huỳnh Thục Vy
Kính thưa quý cha, quý thầy cùng tất cả quý vị thân hữu hải ngoại-quốc nội,
Con (em) không phải là người có nhiều kinh nghiệm tương tác với cộng đồng do những bất tiện của hoàn cảnh riêng và do cá tính trầm lặng hình thành từ những ngày thơ ấu bất hạnh. Dẫu thâm tâm con (em) hiểu sâu sắc rằng, tuy được độc lập tương đối về ý chí, mỗi một cá nhân không thể tồn tại tách biệt với cộng đồng.
Con (em) không phải là người có nhiều kinh nghiệm tương tác với cộng đồng do những bất tiện của hoàn cảnh riêng và do cá tính trầm lặng hình thành từ những ngày thơ ấu bất hạnh. Dẫu thâm tâm con (em) hiểu sâu sắc rằng, tuy được độc lập tương đối về ý chí, mỗi một cá nhân không thể tồn tại tách biệt với cộng đồng.
Những chia sẻ nho nhỏ
Ba giờ chiều ngày 4 tháng 8 năm 2012, anh chị em chúng tôi rời chỗ
trọ ở đường Thanh Long, đi vòng theo các con phố Đà Nẵng hướng về Quảng
Nam. Gia đình tôi có việc nhà nên cuối tuần ra đây, chúng tôi không có ý
định biểu tình vì cho rằng sẽ không thể có một cuộc biểu tình ở thành
phố nổi tiếng “yên tĩnh” này.
Thư Huỳnh Thục Vy gởi chồng
Anh ơi,
Em xin lỗi anh.
Em biết rằng em đã làm nhiều người lo lắng cho em, em có lỗi với gia đình và tất cả những người yêu mến em.Từ hôm đi biểu tình bị bắt về công an phường Cô Giang, quận 1 đến lúc lại bị bắt ở Công an phường Tân Quy, quận 7 (Sài Gòn), rồi bị đưa về Quảng Nam em hiểu rằng có nhiều người đã vì thương yêu em mà mất ăn mất ngủ, đặc biệt là những người trong gia đình mình. Những tình cảm đó, những mối ưu tư đó của cô chú bác và bạn bè em không biết cuộc đời mình có dịp để đền đáp hay không?
Em xin lỗi anh.
Em biết rằng em đã làm nhiều người lo lắng cho em, em có lỗi với gia đình và tất cả những người yêu mến em.Từ hôm đi biểu tình bị bắt về công an phường Cô Giang, quận 1 đến lúc lại bị bắt ở Công an phường Tân Quy, quận 7 (Sài Gòn), rồi bị đưa về Quảng Nam em hiểu rằng có nhiều người đã vì thương yêu em mà mất ăn mất ngủ, đặc biệt là những người trong gia đình mình. Những tình cảm đó, những mối ưu tư đó của cô chú bác và bạn bè em không biết cuộc đời mình có dịp để đền đáp hay không?
Tại sao là Miến Điện mà không phải Việt Nam?
Đã gần hai tháng trôi qua nhưng dư âm của cuộc bầu cử Quốc hội bổ
sung ở Miến Điện vẫn có sức lan tỏa lớn. Vẫn còn nhiều dè dặt, thậm chí
là hoài nghi về những đổi thay chính trị chóng vánh ấy, nhưng điều đó
không có nghĩa là chúng ta không được quyền tin tưởng vào một tương lai
mới, tốt đẹp hơn cho xứ sở vàng này.
Phỏng vấn gia đình Hồ Thị Bích Khương
Kính thưa quý vị, trong cuộc đấu tranh đầy cam go cho một nền chính trị
dân chủ, một xã hội tự do, tôn trọng phẩm giá con người hôm nay, nhiều
lớp người đã trải qua một phần đời mình, thậm chí là nửa đời người trong
tù. Những đau đớn, mất mát mà họ gánh chịu chỉ khi nào chúng ta thực sự
trải qua mới có thể cảm nghiệm sống động. Nhưng cuộc đấu tranh vẫn như
một cuộc chạy tiếp sức, lớp người sau tiếp bước lớp người trước trong nỗ
lực và hành trình không mệt mỏi vì niềm hy vọng mở ra một sinh lộ cho
Tổ quốc.
Viết cho tháng Tư
Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì
nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương
quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị
xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có.
Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức.
Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của
tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện chí và
không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ
điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.
Tính chính danh của Hiến Pháp
Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những
cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau. Đó có thể là một
chính thể hình thành từ nhu cầu tự thân của một cộng đồng đòi hỏi phải
có một tổ chức mang quyền lực chính trị để quản lý xã hội (như sự thành
lập các Nhà nước dân chủ quân sự đầu tiên thời cổ đại), từ sự kế thừa
các thiết chế chính trị trước đó (như sự hình thành nhà nước quân chủ
lập hiến hiện nay ở Vương quốc Anh), từ một cuộc bầu cử hay cũng có thể
là từ một cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, một cuộc cách mạng lật đổ chế
độ cũ, một cuộc đảo chính nội bộ… Thực tế cho thấy, con đường hình
thành một chế độ quy định một số đặc tính của nó, nhưng điều đó không
có nghĩa là không thể thay đổi được tương lai và bản chất của chế độ
đó.
Năm mới bàn chuyện cũ
Cuối năm Tân Mão vừa qua rộ lên những cuộc tranh luận sôi nổi về
chuyện “bất đồng chính kiến” ở ViệtNamxung quanh lời phát biểu của ông
Lương Thanh Nghị- phát ngôn viên Bộ ngoại giao ViệtNam rằng: “Tại ViệtNamkhông có ai bị bắt vì lý do chính kiến”.
Chỉ vì không có cách nào để biện minh cho những hành động đàn áp nhân
quyền trắng trợn của mình, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thông qua Bộ
Ngoại giao thường xuyên đưa ra những phát biểu mâu thuẫn và mang tính
tuyên truyền như thế.
Tâm sự đầu năm
Những khoảng tĩnh lặng ngắn ngủi luôn thực sự cần thiết để mỗi người
tự làm mới bản thân, nó quan trọng hơn chúng ta nghĩ trong cuộc sống
nhiều áp lực này. Nếu không có chúng có lẽ chúng ta chẳng có đủ năng lực
tinh thần và sức khỏe để tiếp tục hành trình cam go của mình. Đó là
điều mà bản thân tôi đã trải nghiệm.
Bàn về Đạo đức thay lời chúc mừng Giáng sinh
Trước nay tôi thích nói về luật pháp hơn đạo đức. Không phải do tôi
xem thường tầm quan trọng của nó trong mối các quan hệ nhân sinh mà bởi
tôi cho rằng một chuẩn mực chỉ có thể được giữ gìn khi đi kèm theo nó là
những biện pháp thúc ước hữu hiệu. Chúng ta thấy rõ luật pháp có được
điều kiện tích cực đó- cái mà đạo đức không có được hoặc có nhưng kém
hiệu quả hơn.
Nhãn:
đạo đức,
giáng sinh,
huynh thuc vy,
huỳnh thục vy,
huynh thuc vy blog,
huỳnh thục vy blog,
người việt nam,
noel
Sự nguy hiểm của truyền thống
Đã mười chín năm trôi qua, những hụt hẫng và thương tổn trong lòng
tôi dần lắng xuống. Tôi không muốn nhớ lại những ngày ấy nhưng họ vẫn
tiếp tục hành động như thể cố tình khiến những đau khổ mà họ đã gây ra
cho gia đình tôi sẽ tiếp tục đi theo tôi mãi. Dù tất cả những bất hạnh
của tuổi thơ, tôi đã lớn lên mạnh mẽ và những tổn thương không thể lấy
đi trong tôi niềm yêu đời, yêu người và cả một hoài bão. Dù những ngày
tháng đã qua đối với ba chị em tôi là quá nhiều vất vả và mất mát, chúng
tôi –mỗi đứa đã lớn lên như những mầm non vượt qua những vùi dập để trở
nên xanh tươi không kém bao cái cây khác.
Tâm tư nhân ngày lễ Tạ ơn
Tôi không phải là người của chủ nghĩa tập thể. Tôi càng không phải là
người cổ vũ cho chủ nghĩa cá nhân, mặc dù tôi cho rằng quyền Tự do cá
nhân là phù hợp với luật tự nhiên và bất khả xâm phạm. Lâu nay dù đề cao
vai trò và sự độc lập tương đối (xin lưu ý là tương đối) của mỗi cá
nhân trong xã hội, nhưng bản thân tôi luôn hiểu rõ mối tương quan tối
quan trọng của hai chủ thể: cá nhân và cộng đồng.
Người Mỹ nói đến “đấu tranh giai cấp”?!
Phong trào biểu tình “Chiếm phố Wall” bắt đầu từ 17/9 ở New York,
Hoa Kỳ nay đã lan rộng khắp bốn châu lục. Phong trào này được cho là lấy
cảm hứng từ “Mùa Xuân Ả Rập” ở Bắc Phi. Những người biểu tình mô tả đây
là một “cuộc cách mạng thực sự”, thậm chí những người có quan điểm cánh
tả coi đây là một cuộc “đấu tranh giai cấp”. Trong bối cảnh kinh tế Hoa
Kỳ nói riêng và kinh tế thế giới nói chung đứng trên bờ vực của một
cuộc khủng hoảng thứ hai chỉ trong vòng ba năm và nền chính trị dân chủ
dần bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, thiển nghĩ vấn đề “chủ nghĩa tư
bản” và sự canh tân nền chính trị dân chủ đòi hỏi một cái nhìn sâu sắc
và toàn diện không phải đối với các nhà chính trị học và xã hội học thế
giới mà còn là những người Việt Nam quan tâm thời cuộc.
Liêm sỉ ở đâu khi so sánh nhân quyền Anh - Việt?
Cuối tháng 9 vừa qua, bên lề chuyến đi New York tham dự Hội nghị
thường niên của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc, khi bị chất vấn về việc
Nhà cầm quyền Việt Nam trấn áp các cuộc biểu tình, trước Hội đồng quan
hệ đối ngoại (một tổ chức chức nghiên cứu độc lập của Hoa Kỳ) ông Phạm
Bình Minh đã phát biểu: “Hãy nhìn vào nước Anh. Nếu quý vị có lo ngại về an ninh, quý vị phải có biện pháp thôi. Đó là chuyện bình thường”.
Vài suy nghĩ về việc sửa đổi Hiến pháp
Những ngày này, báo chí trong nước, giới thạo tin và những người có
quan tâm đến tình hình đất nước đang bàn tán về việc sửa đổi Hiến pháp
1992. Các đại biểu Quốc hội, nhà báo, luật gia, kinh tế gia… đã hăng hái
đưa ra rất nhiều ý kiến đóng góp xung quanh vấn đề thủ tục, nhân sự
tham gia cố vấn dự thảo Hiến pháp sửa đổi, những định hướng và nội dung
cụ thể cho việc sửa đổi. Mặc dù còn nhiều người hoài nghi về hiệu quả
của việc làm này nhưng không ít người đặt những hi vọng nhất định vào
nó.
Dân chủ đồng hành với sự thật
Tất cả những nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam cũng như trên khắp thế
giới đều nhận thức và xác định rõ một mục tiêu rằng: họ đang đấu tranh
vì một nền chính trị dân chủ và một xã hội tự do. Theo cách đó, dân chủ
tự do có thể là mục tiêu của cả một đời người, cả một thế hệ người nhưng
suy cho cùng đó không phải là mục đích cuối cùng của một dân tộc, của
nhân loại. Nó chỉ là phương tiện để đạt đến một cái đích to lớn và vĩnh
cửu: sự phồn vinh của quốc gia và sự thăng tiến mọi mặt của dân tộc hay
nói rộng ra là của nhân loại.
“An toàn” hay tự do?!
Dù là trong một xã hội lớn hay một cộng động nhỏ, sự phản kháng luôn
đóng vai trò một giềng mối giữ thăng bằng. Điều đó hợp quy luật tự
nhiên, cũng giống như khi ta tác dụng một lực thì tất nhiên chính tại
đó xuất hiện một phản lực tương ứng. Trong bất cứ lĩnh vực nào của đời
sống, sự phản kháng là yếu tố quan trọng và cần thiết khiến cho sự tác
động không đi theo một chiều thiên lệch, mà bảo đảm cho mối quan hệ tác
động song phương đi theo hai chiều ngược nhau. Ví như có chế tài thì
phải có phản kháng. Mất đi sự phản kháng là mất đi động lực cải tạo xã
hội.
Dân chủ - Giá trị nhân bản
Thế kỷ 20 vừa qua là thế kỷ chứng kiến nhiều lần chuyển mình mạnh mẽ
của thế giới: hai cuộc đại chiến thế giới, cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, sự nổi dậy và lụi tàn của chủ nghĩa cộng sản, rồi chiến tranh
lạnh…Tất cả những diễn tiến này tạo ra những tác động tổng hợp để kiến
tạo một thế giới với diện mạo như hôm nay. Thế nhưng sẽ là thiếu sót nếu
không kể đến những ảnh hưởng vô cùng quan trọng của phong trào dân chủ
cùng với những chuyển biến của nó từ bình diện tư tưởng đến thể chế.
Bầu cử Quốc hội và lựa chọn của thanh niên
Như một điều hiển nhiên, con người luôn hướng tới những điều có thể
thực sự mang lại lợi ích cho họ, và sẽ chối bỏ những thứ đối ngược với
các mục tiêu ấy. Nếu họ bị buộc phải đối diện, sống chung thì những điều
ấy không khác gì các bóng ma lạnh lẽo chỉ thỉnh thoảng làm người ta
rùng mình, mà trong thực tế thì những bóng ma ấy không có một chút ảnh
hưởng gì đến cuộc sống đang ngày càng nhiều biến đổi. Những cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội ở Việt Nam được tổ chức mỗi năm năm cũng rơi vào
trường hợp tượng tự.
Nhãn:
bầu cử,
chính trị,
huynh thuc vy,
huỳnh thục vy,
huynh thuc vy blog,
huỳnh thục vy blog,
người trẻ,
quốc hội
Cù Huy Hà Vũ- lương tâm thời đại
Mấy hôm nay định viết một bài về Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nhưng không
biết phải viết gì, vì những bài viết về ông đã quá nhiều. Hôm qua, nhân
đọc cái note “Về sự sợ hãi”
từ blog “Thích học Toán” của Giáo sư Ngô Bảo Châu về Tiến sỹ Vũ, cảm
thấy không thể không viết vài lời để nói lên những suy nghĩ của mình.
Khi nanh vuốt độc tài bị vô hiệu hóa
Thế kỷ 20 là thế kỷ của sự hoàn thiện sáng kiến “cách mạng bất bạo
động”, mở ra một phương pháp đấu tranh mới thể hiện đặc tính của một nền
văn minh mới xem con người là trung tâm. Trong đó, mọi tư tưởng triết
học chính trị, định chế chính trị, cách thức phát triển kinh tế, giá trị
văn hóa…. đều nhằm phục vụ con người, mang lại hạnh phúc cho con người.
Cái thời của “cá lớn nuốt cá bé”, của giết chóc, bạo lực, của tất cả
những gì tổn hại đến mạng sống con người đã bị coi là quá khứ và không
thể chấp nhận được.
Cách mạng - Bạo động hay bất bạo động?
Cách mạng hay cách mạng xã hội theo nghĩa rộng, được hiểu như là một
sự thay đổi sâu rộng trong xã hội nhằm biến cái cơ cấu cũ đã lỗi thời
thành một cơ cấu mới tiến bộ và phù hợp hơn, trong một thời gian tương
đối ngắn. Đó chính là những biến đổi mang tính chất cơ bản và trọng yếu
trong bản chất của thượng tầng xã hội chứ không phải là những cải cách
nhỏ mang tính thứ yếu trong một vài lĩnh vực cụ thể nào đó, càng không
phải là những đổi chác chính trị nhắm đến mục tiêu thay người lãnh đạo
quốc gia của một nhóm người nhỏ (đảo chính).
Lý do nào để họ tồn tại?!
Hiến pháp chính là một bản cam kết, một hợp đồng giữa người dân với
chính phủ mà họ trao quyền. Theo nghĩa này, những mối quan hệ mà Hiến
pháp và luật pháp điểu chỉnh và bảo vệ có tính chất hai chiều tương tác:
Nhà nước bảo vệ, chịu trách nhiệm và bị kiểm soát bởi nhân dân; ngược
lại, nhân dân nuôi sống và tuân thủ nghĩa vụ của mình đối với toàn xã
hội và đối với Nhà nước. Nhưng ở trường học, chúng tôi chỉ được dạy Hiến
pháp là Đạo luật cơ bản và cao nhất chứ không được biết gì về đặc tính
quan trọng này của Hiến pháp.
Mùa xuân mới, hi vọng mới
Năm Canh Dần đã qua đi cùng với những ngày cuối năm thật ảm đạm và
lạnh giá. Mồng Một Tết năm Tân Mão, trời sáng trong và nắng ấm, gió nồm
hây hẩy thổi. Trước cái ngoại cảnh tươi đẹp và căng tràn sức xuân ấy
lòng người cũng phấn chấn và hân hoan. Tôi ngồi đây, trong căn phòng
nhỏ và bừa bộn của mình, nhìn ra khung trời xanh trong và lộng gió ngoài
kia, cảm nhận sâu sắc sự đổi thay của đất trời và một lần trẻ lại của
nhân tâm trong những ngày đầu xuân. Thật vui thay- vui cho một lần thay
áo mới của vũ trụ và vui cho những niềm hi vọng đang ấp ủ trong lòng
người.
Nhãn:
huynh thuc vy,
huỳnh thục vy,
huynh thuc vy blog,
huỳnh thục vy blog,
năm mới,
người trẻ,
người việt nam
Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013
Thế giới có thật sự hòa bình?
Hòa bình là khao khát muôn đời của nhân loại bởi lẽ con người luôn
mong ước được sống trong một không gian đảm bảo cho sự sinh tồn và phát
triển của họ. Thế nhưng lịch sử nhân loại lại được viết nên bởi vô vàn
những cuộc chiến tranh và bạo loạn đẫm máu. Nói về nguyên nhân cụ thể
thì thực sự khó nhưng nôm na là bởi sự khác biệt về quyền lợi và giá trị
của những cộng đồng người khác nhau.
Thế hệ chúng ta - thế hệ chinh phục
Một giờ đồng hồ ngồi máy bay từ miền Trung ấm áp bay đến Hà Nội lạnh
lẽo. Thủ đô những ngày “chào mừng” Đại hội Đảng Cộng sản rợp cờ và biểu
ngữ, nhưng đó không phải là điều đặc biệt đối với tôi. Điều làm tôi ấn
tượng nhất khi bước ra khỏi phi trường Nội Bài là những con đường đầy
bụi với những hàng cây phủ một màu xám tro.Thủ đô của quốc gia bốn ngàn
năm văn hiến lại được xếp hạng thứ mười một trong danh sách các thành
phố ô nhiễm môi trường trên thế giới. Thoáng buồn! Thật sự không kỳ vọng
gì nhiều về chuyến về thăm thủ đô lần đầu tiên này, ngoài việc đây là
cơ hội được gặp gỡ các bạn trẻ từ mọi miền đất nước tụ họp về đây dưới
một mái nhà chung: Nguyenthaihoc Foundation.
Chính trị là gì?
Thỉnh thoảng tôi tự hỏi rằng mình có nên
tiếp tục viết về đề tài chính trị chăng? Đối với nhiều người , chính
trị có vẻ như là một vấn đề quá lớn lao-điều mà thường không dành cho
những người còn quá trẻ. Mặc dù có nhiều người chia sẻ với tôi, nhưng
cũng không ít người cho rằng tôi không nên đi sâu vào đề tài này vì rằng
những gì tôi đã viết có vẻ như không xuất phát từ một cái đầu của con
bé hai mươi lăm tuổi. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều và tự hỏi rằng chính trị
có phải chăng là một miền tri thức và lĩnh vực hoạt động chỉ dành cho
các chính trị gia chuyên nghiệp hoặc ít ra cũng là dành cho các bậc
trưởng thượng?!
1/ Những biểu hiện tiêu cực của chính trị
Lúc nhỏ khi vẫn còn là một cô bé con,
trong đầu óc mơ hồ của tôi, chính trị là một cái gì đó rất phức tạp và
nguy hiểm, nó làm mỏi trí nghĩ của những người không chuyên và rằng
chính trị là ấu trĩ, là phiêu lưu, là cực đoan, là “bẻ gậy chống trời”.
Vì cuộc sống của gia đình tôi đã bị đẩy vào tình trạng cực kỳ tồi tệ sau
cái bản án “chính trị phạm” mà nhà cầm quyền đã tuyên cho ba tôi. Chính
trị là cái gì, làm sao nó tốt đẹp được trong khi người ta dùng nó để
đày đọa con người đến chỗ khốn cùng và có thể là đến cái chết?!
Xã hội dân sự và hiện tình Việt Nam
Xã hội dân sự là một thuật ngữ xuất hiện
từ thế kỷ 16 nhưng đến thế kỷ 18 nó mới trở nên phổ biến trong triết
học chính trị, đặc biệt là trong chủ nghĩa tự do. Vì thế nó chẳng phải
là một khái niệm mới mẻ gì ở các quốc gia dân chủ pháp trị. Nhưng trong
những các nước độc tài, nhất là độc tài cộng sản thì cụm từ nay rất ít
khi được nhắc đến. Hiện nay, trong các văn bản chính thức của Nhà nước
và các tài liệu dành cho giáo dục thì nó hoàn toàn không được đề cập. Vì
thế đối với khái niệm này, nhiều người Việt Nam cảm thấy rất xa lạ.
Đây không phải một thuật ngữ cao siêu gì
và tôi cũng không có ý cho rằng kiến thức của người Việt ta hạn hẹp.
Điều mà tôi muốn chia sẻ ở đây là tại sao người ta lại xa lạ với một
thiết chế mà đáng lẽ ra phải rất gần gũi và rất tự nhiên đối với bất cứ
một cộng đồng người nào?! Vì nhân loại từ thời chưa có sự xuất hiện của
Nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng của đời sống cộng đồng, để bảo
vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhãn:
chính trị,
huynh thuc vy,
huỳnh thục vy,
huynh thuc vy blog,
huỳnh thục vy blog,
người việt nam
Tôi vô tình học luật
Hồi học cấp ba, tôi mong muốn được vào
học ở một trường Đại học ngoại ngữ, rồi học tiếp để nghiên cứu chuyên
sâu về ngôn ngữ học để trở thành một nhà ngôn ngữ học hay một dịch giả.
Thế rồi ba tôi ở tù về, lúc đó tôi học lớp 12. Nhà chẳng có tiền để tôi
vào Đại học, giấc mơ trở thành nhà ngôn ngữ học vỡ tan tành. Sau mấy năm
đi làm công nhân cho mấy công ty nước ngoài ở một khu công nghiệp, tôi
đi học trở lại , nhưng vì em gái tôi đã đi học nên tôi chỉ có thể học
đại học ở hệ đào tạo từ xa (vừa học vừa làm). Ba bảo tôi học luật, vì
học luật chỉ cần đọc nhiều sách, có tư duy logic là được.
Chủ nghĩa tập thể và tự do cá nhân
Nước Việt Nam ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành từ
nền văn minh sông Hồng-nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước cách đây
hơn bốn ngàn năm.Từ nhu cầu chống thiên tai, chống ngoại xâm và trị
thủy, tổ tiên ta đã hiểu được tầm quan trọng của sự quần cư đoàn kết của
các nhóm người Việt. Rồi sau khi giành được độc lập từ tay người Hán,
người Việt đã lần lượt xây dựng những triều đại phong kiến tập quyền ở
trung ương, cùng với sự cổ súy và thiết chế hóa các giá trị văn hóa và
luân lý Khổng Nho với tư tưởng quy tụ và “đại nhất thống”. Từ hoàn cảnh
ấy, trên tất cả, chủ nghĩa tập thể đã ăn sâu vào dân tộc tính của người
Việt chúng ta.
Sự công bằng và nền pháp trị
Cách đây vài ngày, tôi đã nhận được tin vui từ một người bạn học thời
phổ thông: anh ta vừa được nhận vào làm trong một tập đoàn truyền thông
có tiếng trong nước. Anh này học hành cũng không giỏi giang gì, chỉ vì
gia đình anh có công với “cách mạng” nên được ưu đãi thôi. Rồi mới hôm
qua đây tôi lại nhận được một tin kém vui từ người bạn gái mà tôi yêu
mến nhất: cô ấy tốt nghiệp loại khá nhưng vì lý lịch không được tốt và
lại là con gái nên đã không được nhận vào làm ở vị trí công việc vẫn
thường dành cho nam giới. Tôi thật không biết phải làm sao để vừa vui
cho một người trong khi phải chia buồn với một người khác!
Nhãn:
chính trị,
đạo đức,
huynh thuc vy,
huỳnh thục vy,
huynh thuc vy blog,
huỳnh thục vy blog,
pháp luật
Vài suy nghĩ về tôn giáo nhân mùa kiết hạ
Science without religion is lame. Religion without science is blind (Albert Einstein)
Tôn giáo là một trong những định chế xã hội lâu đời nhất của thế giới. Đó là phần giá trị tinh thần to lớn, là cội nguồn văn hóa đã thấm nhuần trong đời sống nhân loại từ thời cổ đại. Trong thế giới hiện đại ngày nay, các tổ chức tôn giáo chính là các hội đoàn dân sự, một thành tố tạo nên nền tảng cho một thể chế dân chủ. Riêng đối với Việt Nam, hiện nay có nhiều cộng đồng các tôn giáo khác nhau, nhưng Phật giáo có số tín đồ đông nhất, có lẽ do đạo Phật là một đạo truyền thống của người Việt.
Tôn giáo là một trong những định chế xã hội lâu đời nhất của thế giới. Đó là phần giá trị tinh thần to lớn, là cội nguồn văn hóa đã thấm nhuần trong đời sống nhân loại từ thời cổ đại. Trong thế giới hiện đại ngày nay, các tổ chức tôn giáo chính là các hội đoàn dân sự, một thành tố tạo nên nền tảng cho một thể chế dân chủ. Riêng đối với Việt Nam, hiện nay có nhiều cộng đồng các tôn giáo khác nhau, nhưng Phật giáo có số tín đồ đông nhất, có lẽ do đạo Phật là một đạo truyền thống của người Việt.
Nhãn:
đạo đức,
huynh thuc vy,
huỳnh thục vy,
huynh thuc vy blog,
huỳnh thục vy blog,
người việt nam,
tôn giáo
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)