Ba giờ chiều ngày 4 tháng 8 năm 2012, anh chị em chúng tôi rời chỗ
trọ ở đường Thanh Long, đi vòng theo các con phố Đà Nẵng hướng về Quảng
Nam. Gia đình tôi có việc nhà nên cuối tuần ra đây, chúng tôi không có ý
định biểu tình vì cho rằng sẽ không thể có một cuộc biểu tình ở thành
phố nổi tiếng “yên tĩnh” này.
Đến đoạn đường đường Phan Chu Trinh thì có hai công an sắc phục và
một an ninh thường phục ra đón đầu ba xe máy chúng tôi lại và đòi bắt
giữ anh chị em chúng tôi. Chúng tôi phản đối quyết liệt, yêu cầu họ
trình giấy tờ cá nhân và lý do bắt giữ chúng tôi. Tên an ninh thường
phục ấp úng không trả lời được và mắt cứ hướng về phía sau lưng chờ
người đến “tiếp viện”, trong khi người dân hai bên đường tập trung lại
khá đông để xem sự việc. Chúng tôi nhanh chóng lách xe ra khỏi mấy tên
an ninh đang bối rối với đám đông và chạy tiếp.
Đến đoạn đường 2-9 gần siêu thị Metro Đà Nẵng, Minh Đức chở Khánh Vy
đi trước bị một xe công an thường và một xe cảnh sát 113 chặn lại đòi
kiểm tra giấy tờ xe. Hiếu và tôi đi sau cũng bị hai tên công an chặn
lại, rút chìa khóa xe đòi bắt giữ chúng tôi. Cô tôi (đi cùng xe với
Hiếu) nhào vô giật lại hai chìa khóa xe và chúng tôi nhanh chóng tiến về
chỗ Minh Đức và Khánh Vy đang giằng co với hai xe công an. Chúng tôi bị
chặn lại vô lý và bất ngờ nên đâm ra giận dữ.
Chúng tôi quát vào mặt họ: “Tại sao các người vô lý chặn đường chúng tôi? Kiểm tra giấy tờ nhanh lên rồi trả lại đây, chúng tôi không có thời gian đâu“.
Tên công an cầm giấy tờ xe của Khánh Vy định lên xe bỏ đi. Nhưng tên
này vừa mở cửa định lên xe thì Hiếu đẩy mạnh cửa xe làm kẹp anh ta giữa
thân xe và cửa xe. Mấy tên an ninh trẻ xông vào định đánh chúng tôi
trước mặt đám đông nhưng bị tên an ninh chỉ huy ngăn lại. Anh chị em
chúng tôi lớn tiếng tố cáo hành vi sách nhiễu của công an thành phố Đà
Nẵng trước mặt bà con đứng xem. Nhiều máy quay của an ninh chĩa thắng
vào chúng tôi mà quay. Minh Đức hét to:”Các người ăn tiền thuế của chúng tôi để làm những chuyện mất dạy này à?”, “Sao các người không ra Trường Sa-Hoàng Sa mà đánh bọn Tàu kìa?” Cô tôi hét: “Bọn bán nước các người tại sao muốn bắt giữ chúng tôi, tại sao không ra mà đánh với Tàu kìa?” Bà con đứng xem xung quanh xì xầm bàn tán. Mấy tên công an sắc phục lo ngại phân bua: “Đó, bà con thấy không, chúng tôi có làm gì đâu mà họ chửi mắng chúng tôi?”
Giằng co chừng 10 phút, thấy người dân tập trung ngày càng đông, mà
chúng tôi vẫn lớn tiếng, tên an ninh cầm đầu ra lệnh trả giấy tờ xe cho
Khánh Vy. Cô tôi chồm lên giật phắt xấp giấy tờ trong tay tên an ninh,
rồi anh chị em chúng tôi lên xe tiếp tục hướng về phía Quảng Nambỏ lại
sau lưng những lời chửi thề tục tĩu của của mấy tên an ninh thường phục
trẻ tuổi.
Hôm nay chủ nhật ngày 5 tháng 8, nhiều người biểu tình yêu nước ở Hà
Nội đã bị bắt còn Sài Gòn thì không có biểu tình. Nhà cầm quyền cộng sản
cố tình triệt tiêu các cuộc biểu tình yêu nước còn người dân Việt
Namthì còn quá sợ hãi. Những người yêu nước chúng ta phải làm một que
diêm để thắp lên ngọn lửa nhỏ trong bóng tối sợ hãi dày đặc này!
Tôi là người hay viết về những đề tài lý luận, với văn phong có thể
nói là thiện chí, lịch sự và có học. Nhưng nhiều lần tôi tự hỏi: Có bao
nhiêu người đọc bài tôi viết? Có bao nhiêu người hiểu được những tâm tư
thiện chí mà tôi chuyển tải trong các bài viết? Có bao nhiêu bạn trẻ
có thể hiểu rõ bản chất của chế độ độc tài cộng sản Việt Namkhi đọc
những bài viết này? Những người có thể tiếp cận với báo mạng tự do là
những người đã am hiểu tình hình và có tâm với đất nước. Còn đối với
những người cả đời ít khi đọc báo, báo mạng tự do thì càng không,
những bài viết của tôi có tác dụng gì? Tôi có thể hiểu khi không ít
người chê trách tôi lý luận quá nhiều mà ít có hành động thực tiễn. Hôm
nay, xin chia sẻ những dòng này để các bạn hiểu rằng tôi cũng đang cố
gắng có nhưng hành động đấu tranh thực tế.
Ngày hôm qua, khi đối phó với an ninh thành phố Đà Nẵng, anh chị em
chúng tôi đã tận dụng thời gian để làm những gì có ý nghĩa nhất có thể.
Chúng tôi không ngần ngại mắng thẳng vào mặt những tên an ninh với những
lời lẽ nặng nề (nhưng không thô tục), tố cáo chế độ bán nước, hô hào về
chủ quyền Trường Sa-Hoàng Sa…Về nhà, chúng tôi đã suy nghĩ nhiều, và
anh chị em chúng tôi đồng tình với nhau một việc: Trong mọi tình huống
bị sách nhiễu, sự phản đối ôn hòa (chỉ có giằng co, không dùng bạo lực)
nhưng với lời lẽ tố cáo gay gắt, thu hút sự đồng cảm của người dân xung
quanh là việc làm thực sư hữu ích.
Nhiều người cho rằng chúng ta nên đối thoại ôn hòa khi giáp mặt với
an ninh. Thiển nghĩ, khi vào làm việc với họ ở đồn công an, bình tĩnh,
ôn hòa là cách tốt nhất. Nhưng trước mặt đám đông dân thường, chúng ta
không cần phải dùng lời lẽ ôn hòa, dễ nghe với những kẻ bị ám thị và tự
ám thị này. Họ làm mọi thứ chỉ nhằm đảm bảo sự tồn tại độc tôn của chế
độ đang nuôi dưỡng họ; để với sự tồn tại của Đảng Cộng sản, họ chỉ cần
hành hung, đánh đập những người yêu nước lương thiện thì có thể tiếp tục
ăn trắng mặt trơn, không làm gì mà vẫn dùng Iphone, MacBook Pro…Họ
không xứng đáng được nghe những lời thuyết phục chân thành và ôn hòa của
chúng ta. Chúng ta biết rằng bất cứ ai có lương tâm và hành động theo
lương tâm đều phải rời bỏ hàng ngũ an ninh Cộng sản từ lâu rồi. Vì thế,
tôi chưa bao giờ dám nuôi ảo tưởng thuyết phục được những con người đó.
Có thể nói, việc phản kháng ngay tại chỗ với an ninh cộng sản có hai
tác dụng tích cực có thể dự đoán: Thứ nhất, trong chế độ công an trị ở
Việt Nam hiện nay, đa số người dân không có thiện cảm với công an, nhưng
đối với họ công an là lực lượng đáng sợ nhất; nên việc mắng vào mặt
những tên ác nhân này sẽ thắp dần lên ngọn lửa Vô úy (dù mong manh)
trong tâm thức người dân. Tôi có thể nói, ngày hôm qua có nhiều người
dân hả hê khi nghe chúng tôi mắng an ninh thành phố Đà Nẵng. Thứ hai,
việc mắng họ với những câu chứa thông tin cần thiết như: người dân đóng
thuế để nuôi cả một lực lượng công an đàn áp dân, chế độ hèn với giặc ác
với dân, những thông tin về Trường Sa- Hoàng Sa, về nguy cơ mất nước…có
thể đem lại thông tin tức thì cho người dân về bản chất của chế độ và
vấn nạn ngoại xâm của đất nước và gợi lên trong lòng người dân tâm tình
với đất nước mà không cần những bài vết dài dòng. Đặc biệt, vấn đề
Trường Sa-Hoàng Sa là gót chân Achille của chế độ. Họ rất lúng túng với
người dân khi phải đối mặt với chuyện bán nước rõ ràng của họ. Chúng ta
hãy tập trung khai thác điều này.
Khi chúng ta phản đối quyết liệt và tức thì hành động sách nhiễu của
an ninh, truyền thông tin hữu ích cho người dân, bày tỏ thái độ nghiêm
khắc với an ninh trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người, thì giá trị
của nó bằng một cuộc biểu tình nho nhỏ. Bởi vậy, mỗi người tranh đấu và
yêu nước hãy tận dụng từng tình huống đụng độ cụ thể với an ninh để
bày tỏ lòng yêu nước và tố cáo chế độ. Nếu làm được vây, chúng ta có thể
biểu tình mọi nơi, mọi lúc, không cần định trước địa điểm và thời gian.
Lại nói về chuyện biểu tình, năm nay, từ cuộc biểu tình ngày 1 tháng 7
cho tới nay, Sài Gòn chưa có thêm cuộc biểu tình nào nữa. Người dân còn
quá sợ hãi, hệ thống trấn áp của Nhà cầm quyền thì quá hùng hậu, nên
thiết nghĩ ngay cả một người có uy tín và danh tiếng lớn cũng khó có
thể tập hợp những con người đầy sự hãi ấy thành đám đông biểu tình.
Trong tình hình đó, phải có một nhóm người (trong đó có một người có uy
tín và được nhiều người biết đến) đến địa điểm biểu tình sớm, đứng ở nơi
dễ thu hút sự chú ý, có những hành động khoa trương một chút, giương
khẩu hiệu để đẩy tình hình nóng lên đến mức lực lượng an ninh phải ra
tay bắt giữ. Khi bị bắt, nhóm người này đừng để bị bắt đi trong im lặng,
phải giằng co với an ninh càng lâu càng tốt để thu hút những người xung
quanh địa điểm biểu tình và cả người đi đường. Ở các thành phố, việc
giằng co và cãi cọ với công an có thể hình thành một đám đông lớn vì có
nhiều người tò mò muốn xem sự việc. Khi đám đông đã hình thành, những
người đã chuẩn bị biểu tình từ trước (không bị bắt) chỉ cần giơ cao
biểu ngữ, hô khẩu hiệu và di chuyển ra khỏi hiện trường vụ bắt bớ. Vậy
là cuộc biểu tình có thế diễn ra. Do sợ hãi, đám đông khó hình thành,
nhưng khi đám đông đã hình thành (bằng cách ấy) thì khó giải tán và sự
sợ hãi cũng tan biến. Phải có những người làm “mồi nhử”, chịu bị bắt giữ
để những người còn lại được biểu tình, như thế phong trào của chúng ta
mới không bị cắt đứt.
Những cuộc biểu tình không chỉ để biểu tỏ lòng yêu nước, gây sức ép
cần thiết lên chế độ để họ có những hành động giải quyết trước tình hình
biển đảo đất nước bị Trung cộng xâm lăng; mà còn tạo những cơ hội tốt
để người dân Việt Namtập sống như những công dân mạnh mẽ. Nhà cầm quyền
quá sợ hãi đám đông nên họ tìm mọi cách trấn áp dù những cuộc biểu tình
chỉ tập trung những người yêu nước đơn thuần hay có cả những nhân vật
đối lập. Trong khi tất cả chúng ta đều căm phẫn lẫn hồi hộp chờ đợi
không biết Trung cộng sẽ tiếp tục có những động thái xâm lược nào tiếp
theo, và Nhà cầm quyền đang toan tính những gì. Tàu cộng quá nguy hiểm,
Việt cộng quá hèn nhát, còn dân ta thì quá sợ hãi. Nhưng đất nước này
mất đi, chúng ta, gia đình và con cháu chúng ta sẽ sống ở đâu? Chúng ta
vẫn tiếp tục sợ hãi như thế hay sao?
Tam Kỳ, ngày 5 tháng 8 năm 2012