Phạm Hồng Sơn
Rắc rối đa nguyên
Chúng ta đã quá thấu vì những thảm cảnh do độc tài gây ra. Nhưng dân chủ không phải không có những phiền toái.
Chúng ta đã quá thấu vì những thảm cảnh do độc tài gây ra. Nhưng dân chủ không phải không có những phiền toái.
Vì dân chủ tôn trọng ý kiến khác biệt nên mọi cá nhân, hội nhóm, đảng
phái luôn phải vất vả, xoay trở để cạnh tranh, đối phó với các cá nhân, hội
nhóm, đảng phái khác đang tồn tại hoặc liên tục được sinh ra. Chính vì thế mọi
xã hội dân chủ đều không có tính “bình yên”, “ổn định” như trong chính thể độc
tài.
Mỗi cá nhân, hội nhóm, đảng phái dù là (đang) xuất sắc nhất cũng tự biết rằng vị thế của mình chỉ là tạm thời và phút chốc có thể trở thành tầm thường - một điều không dễ chịu đối với mọi con người. Nhưng đổi lại con người trong chính thể dân chủ giữ được tư duy độc lập đồng thời không ngừng được hoàn thiện, bồi đắp thêm những giá trị, hiểu biết, do chính bản thân ngộ qua, hay học được, kết hợp được từ những cá nhân, hội đoàn khác. Và, quan trọng hơn, cùng một vấn đề luôn luôn có hơn một giải pháp, ý tưởng để lựa chọn hay dự phòng, đưa đến hệ quả tránh cho toàn xã hội, cộng đồng không bị “Xuống Hố Cả Nút”. Kẻ cầm quyền cũng được hưởng lợi: được sống một cuộc đời thật và cầm quyền với sự an tâm do chính đáng. Vì vậy, những lãnh đạo dân chủ dù cũng không thích phải cạnh tranh, họ luôn bảo vệ tính đa nguyên, chống sự độc tôn của cá nhân, hội đoàn, đảng phái.
Mỗi cá nhân, hội nhóm, đảng phái dù là (đang) xuất sắc nhất cũng tự biết rằng vị thế của mình chỉ là tạm thời và phút chốc có thể trở thành tầm thường - một điều không dễ chịu đối với mọi con người. Nhưng đổi lại con người trong chính thể dân chủ giữ được tư duy độc lập đồng thời không ngừng được hoàn thiện, bồi đắp thêm những giá trị, hiểu biết, do chính bản thân ngộ qua, hay học được, kết hợp được từ những cá nhân, hội đoàn khác. Và, quan trọng hơn, cùng một vấn đề luôn luôn có hơn một giải pháp, ý tưởng để lựa chọn hay dự phòng, đưa đến hệ quả tránh cho toàn xã hội, cộng đồng không bị “Xuống Hố Cả Nút”. Kẻ cầm quyền cũng được hưởng lợi: được sống một cuộc đời thật và cầm quyền với sự an tâm do chính đáng. Vì vậy, những lãnh đạo dân chủ dù cũng không thích phải cạnh tranh, họ luôn bảo vệ tính đa nguyên, chống sự độc tôn của cá nhân, hội đoàn, đảng phái.
Trong bản luận về chính quyền (federalist) số 10 rất nổi tiếng
của James Madison viết năm 1787, ông kết luận: “Chúng ta buộc phải thừa nhận
rằng những NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ của nạn bè đảng, hội nhóm là không thể loại bỏ,
và cách chữa duy nhất chỉ nằm trong việc kiểm soát các TÁC ĐỘNG của chúng mà thôi.”[i]
Trước đó Madison đã chứng minh muốn dẹp được sự khác biệt, bất trắc, lộn
xộn nhiều khi biến thành cãi vả, ẩu đả, bạo lực của các hội nhóm, ý kiến khác
biệt thì chỉ bằng cách triệt hạ hết tự do của xã hội - điều Madison không bao
giờ chấp nhận.
Nhìn trên những căn bản như thế chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của
“Quân lực VNCH”, hoặc các nhóm hội đặc biệt khác, là điều tất yếu và là một vốn
quí cho xã hội. Và sự bất đồng giữa “ban tổ chức” cuộc tuần hành vì cây xanh
(là một hội nhóm) với nhóm “Quân lực VNCH” cũng là điều thường tình.
Vậy vấn đề quan trọng cần xét là mục đích của hai bên và ứng xử của
hai bên trong sự bất đồng đó. Về mục đích, như đã phân tích, qua thể hiện, cả
hai bên đều có những mục đích (chung, riêng) đều theo hướng mang lại tiến bộ
cho xã hội. Nhưng, như đã thấy, mục đích xiển dương “Việt Nam Cộng Hòa” của
nhóm “Quân lực VNCH”, dù tốt cho xã hội, chưa (hoặc không) tương thích với “ban
tổ chức” và hệ quả là “ban tổ chức” đã lên tiếng phản đối, bác bỏ và khẳng định
độc quyền về tuần hành. Theo tôi cách ứng xử này của “ban tổ chức” không phải
là lựa chọn tối ưu. Nếu chỉ nhằm đáp ứng một nhu cầu cần phải chứng tỏ “ban tổ
chức” không hề liên quan với “Quân lực VNCH”, có rất nhiều cách khác đẹp hơn
cách đã làm để đạt được mục đích này.
Nhưng chúng ta cũng có thể lý giải thái độ đó của “ban tổ chức”
theo tâm lý học hình sự (criminal psychology). Theo thuyết này, trong hoàn cảnh
bị đe dọa, người thiếu kinh nghiệm thường có phản ứng tức khắc bằng thái độ
(hành động) thể hiện sự lìa xa với những đối tượng (vấn đề) mà người đó nghĩ có
thể làm cho tình trạng nguy hiểm hơn. Sự “lìa xa” đó có nhiều mức độ từ thờ ơ,
từ chối, bác bỏ đến ruồng rẫy, đả phá. Tuy nhiên phản ứng “lìa xa” đó không thể
qua mắt được các điều tra viên hạng trung bình, đó là dấu hiệu khả tín của “cái
tôi đang hoảng”, theo kiến thức thuộc loại cơ sở vừa nêu của hình sự học.
Sau khi đăng hai phần của bài viết này, tôi đã nhận được nhiều ý
kiến phản hồi trong đó có một luận điểm cho rằng “ban tổ chức” phải có thái độ
như thế là “nhằm mục đích tập dượt
cho những người chưa quen, những người vẫn còn sợ việc xuống đường. Làm cho họ
quen đã, xuống đường nhiều đã, rồi...”
Theo tôi, và phải nói thẳng, luận điểm này hoặc
là ngụy biện để che chắn cho một kế hoạch nào đó hoặc là ngộ nhận, sai hoàn
toàn về quan điểm vận động tiến bộ. Thứ nhất, vì chúng ta không thể cải thiện một
xã hội độc tài bằng cách tập cho người dân xuống đường với tinh thần độc quyền,
độc tài. Điều đó chỉ có thể làm thay đổi hình thức độc tài và gây rạn nứt thêm
cho xã hội, không
thể giúp xã hội nghiêng được sang dân chủ tự do. Chúng ta nên nhớ lại, trong
các xã hội độc tài toàn trị, không phải không có các thiết chế có những cái tên
như “quốc hội” (nghị viện), “tòa án”, “thẩm phán”, “mít-tinh”, “biểu tình”,
“công đoàn”, “bỏ phiếu”, “báo chí” v.v. và cả “đa đảng chính trị” nữa. Tất cả
những thứ đó hầu hết đều có, nhưng chỉ có điều: do một nhóm người điều khiển hoặc
chỉ một số người được thực hiện mà thôi! Thứ hai, lập luận đó rất dễ rơi vào bẫy
của nhà độc tài khi họ muốn loại sự tham gia của những cá nhân, hội đoàn không
có lợi cho quyền lực độc tài của họ trong khi cho phép nhiều cá nhân, hội đoàn
tham gia nhưng vô hại đối với họ. Thủ pháp này có thể gọi là đa nguyên nửa vời.
Tựu chung luận điểm đó và giải pháp đó chỉ có lợi cho độc tài.
Rõ
ràng, xã hội dân sự Việt Nam trong những năm qua đang sôi động,
phát triển. Ý thức tự lập của người dân đã có nhiều dấu hiện cải thiện.
Trong
môi trường đó, tinh thần đó, dù còn nhiều khiếm khuyết và đầy thách
thức, nhiều
nhà hoạt động trẻ nhiệt thành, có tri thức đã xuất hiện và đóng góp rất
nhiều,
bằng những cách thức mới khác hẳn, cho tiến bộ xã hội. Nhiều người có
kiến thức
và tài năng thật xuất sắc, cá nhân tôi hết sức khâm phục và ngưỡng mộ.
Và trên bước đường hoạt động còn đầy chông gai đó chắc chắc họ không thể
tránh được những sai sót, thậm chí lỗi lầm, như mọi con người khác. Và
tôi tin họ sẽ ngày càng xuất sắc hơn qua những sai sót có thể đó. Nhưng
tôi cũng tin rằng trong xã hội vẫn còn nhiều trí tuệ và tài năng xuất
sắc nữa
và có thể xuất sắc hơn hết thảy mọi nhà hoạt động xuất sắc đã từng xuất
hiện.
Nhưng vì một lý do nào đó những người đó vẫn chưa xuất hiện. Chúng ta
hãy cùng
lưu tâm bảo vệ, tạo cơ hội cho những con người như thế được lên tiếng và
thể hiện.○Nguồn: http://nhucaytrevn.blogspot.in/2015/04/nha-bao-oan-trang-va-quan-luc-viet-nam_17.html