Quốc Hội thứ 113, 2013-2015. Văn bản được đệ trình ngày 9 tháng 5 năm 2013.
S. 929 IS
Quốc Hội thứ 113
Phiên họp thứ 1
Quốc Hội thứ 113
Phiên họp thứ 1
Nhằm áp đặt những biện pháp chế tài lên các cá nhân dính líu đến các vụ vi phạm nhân quyền chống lại người dân Việt Nam hoặc thân nhân của họ, và nhằm những mục đích khác.
Tại Thượng Viện Hoa Kỳ
Ngày 9 tháng 5 năm 2013
Ngài CORNYN giới thiệu đạo luật sau đây, đạo luật đã được đọc hai lần và được trình lên Ủy ban Đối ngoạ
Dự luật
Áp đặt những biện pháp chế tài lên các cá nhân dính líu đến các vụ vi phạm nhân quyền chống lại người dân Việt Nam hoặc thân nhân của họ, và nhằm những mục đích khác.
Nếu dự luật được thông qua bởi Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ trong thời gian Quốc hội nhóm họp,
Phần 1. TIÊU ĐỀ NGẮN
Đạo luật này có thể được gọi là “Đạo luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam”
Phần 2. DỮ KIỆN TÌM THẤY
Quốc hội nhận thấy:
(1) Quan hệ giữa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam đã phát triển vững chắc từ khi lệnh cấm vận thương mại chấm dứt năm 1994, với mức trao đổi mậu dịch hằng năm giữa hai nước lên tới hơn 24 tỷ 8 trăm triệu đô la năm 2012.
(2) Tuy nhiên, quá trình chuyển tiếp của Chính phủ Việt Nam hướng tới những hoạt động kinh tế và thương mại mạnh mẽ hơn, vốn dẫn đến sự tăng cường can dự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đã không song hành với mức độ tự do chính trị lớn hơn hoặc những cải thiện thực chất về các quyền con người cơ bản cho người dân Việt Nam.
(3) Việt Nam vẫn là một Nhà nước độc tài dưới sự cai trị Đảng cộng sản Việt Nam, một chính đảng tiếp tục chối bỏ quyền được tham gia những cuộc bầu cử công bằng và tự do của nhân dân Việt Nam.
(4) Theo Bản báo cáo quốc gia về tình hình Nhân quyền năm 2012 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “những vấn đề nhân quyền quan trọng nhất của Việt Nam vẫn tiếp tục là những hạn chế ngặt nghèo của chính quyền về các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ; các biện pháp tăng cường hạn chế các quyền tự do dân sự của công dân; và tình trạng tham nhũng trong hệ thống tư pháp và công an”.
(5) Bản báo cáo quốc gia cũng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam “ngày càng hạn chế tự do ngôn luận và báo chí, và đàn áp tiếng nói đối lập; gia tăng giới hạn tự do Internet; liên tục dính vào những vụ tấn công các trang mạng chỉ trích chính quyền; duy trì sự dò xét các blogger bất đồng chính kiến; và tiếp tục giới hạn quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, lập hội và đi lại”
(6) Hơn nữa, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn cung cấp tài liệu rằng “những vụ bắt giữ tùy tiện, đặc biệt là đối với những nhà hoạt động chính trị, vẫn là một vấn đề nan giải”, với việc Chính phủ Việt Nam kết án “ít nhất 35 nhà hoạt động bị bắt giữ trong suốt năm 2012 tổng cộng 131 năm tù và 27 năm quản chế vì họ đã thực hành quyền của mình”.
(7) Cuối năm 2012, nhà cầm quyền Việt Nam được cho là giam giữ hơn 120 tù nhân chính trị, và các nguồn tin ngoại giao khẳng định rằng 4 trung tâm cải tạo ở Việt Nam giam giữ khoảng 4000 tù nhân.
(8) Ngày 24 tháng 9 năm 2012, 3 blogger Việt Nam nổi tiếng – Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) – đã bị kết án tù dựa trên các bài viết trên blog 3 năm trước đấy với nội dung chỉ trích chính quyền và các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam.
(9) Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc Navi Pillay đã phản ứng trước các bản án dành cho các blogger vào ngày 25 tháng 9 năm 2012 rằng “các bản án tù nặng nề được tuyên cho các blogger minh chứng những hạn chế ngặt nghèo về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam” và gọi những bản án này là “diễn biến bất lợi làm xói mòn những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia… nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận”.
(10) Vào ngày 21 tháng 3 năm 2013, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Daniel B. Baer đã điều trần trước Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện rằng “chúng ta đã thất vọng trong mấy năm gần đây khi chứng kiến sự thụt lùi ở Việt Nam, đặc biệt là trong các vấn đề tự do ngôn luận… mọi người bị sách nhiễu vì những gì họ nói trên mạng theo những điều luật về an ninh quốc gia rất hà khắc… đây là vấn đề mà chúng tôi đang tiếp tục nêu lên, cả trong đối thoại nhân quyền với Việt Nam lẫn trong những cam kết song phương khác”.
(11) Mặc dù Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền tự do tôn giáo, Báo cáo Quốc gia về Tình hình Nhân quyền Việt Nam năm 2012 của Bộ Ngoại giao vẫn khẳng định rằng “những người Việt Nam thực thi quyền tự do tôn giáo vẫn tiếp tục chịu sự sách nhiễu, sự giải thích và áp dụng luật pháp khác biệt và sự bảo vệ pháp lý không nhất quán, đặc biệt là ở cấp tỉnh và làng xã”.
(12) Tương tự, Báo cáo Thường niên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ năm 2013 nói rằng “tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn tồi tệ” và “ chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục bỏ tù các cá nhân vì hoạt động tôn giáo hoặc tranh đấu cho tự do tôn giáo” bằng cách sử dụng một ”lực lượng công an tôn giáo chuyên trách… và những điều luật an ninh quốc gia mơ hồ để trấn áp các sinh hoạt tôn giáo độc lập của các tín hữu Phật giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài, và tìm cách chặn đứng sự phát triển cộng đồng thiểu số Tin lành và Công giáo thông qua sự kỳ thị, bạo lực và ép buộc từ bỏ đạo”.
(13) Báo cáo Thường niên 2013 lưu ý rằng trong năm 2004 Hoa Kỳ đã xếp Việt Nam là quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo theo phần 402(b)(1) của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (22 U.S.C. 6442(b)(1)), và Việt Nam lúc đó đã phản ứng bằng cách trả tự do cho các tù nhân, cấm chỉ chính sách cưỡng ép từ bỏ đạo, và mở rộng các biện pháp bảo vệ các nhóm tôn giáo, và rằng “các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam cho rằng những thay đổi tích cực này là do Việt Nam bị đưa vào danh sách CPC và do sự ưu tiên dành cho những quan ngại về tự do tôn giáo trong quan hệ song phương Mỹ- Việt”.
(14) Tuy nhiên, Báo cáo Thường niên 2013 lại kết luận rằng từ khi Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo vào năm 2006, “ tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn phức tạp” và vì thế bản báo cáo đề nghị với Bộ Ngoại giao rằng Việt Nam cần được đưa trở lại danh sách các quốc giao cần quan tâm đặc biệt.
(15) Phó Trợ lý Ngoại trưởng Baer cũng đã khẳng định tương tự rằng “ở Việt Nam quyền tự do tôn giáo, vốn dường như được cải thiện cách đây vài năm, đã bị đình trệ trong vài năm trở lại đây”.
Phần 3. ÁP ĐẶT CÁC BIỆN PHÁT CHẾ TÀI LÊN MỘT SỐ CÁ NHÂN NHẤT ĐỊNH DÍNH LÍU TỚI CÁC VỤ VI PHẠM NHÂN QUYỀN CHỐNG LẠI NGƯỜI DÂN VIỆT NAM HOẶC THÂN NHÂN CỦA HỌ
(a) Các định nghĩa trong phần này:
(1) Các từ: “được thừa nhận”, “người nước ngoài”, “luật nhập cư”, “người dân”, “người phối ngẫu” có nghĩa như đã được đưa ra trong phần 101 của Đạo luật về Quốc tịch và nhập cư (8 U. S. C. 1101)
(1) Các từ: “được thừa nhận”, “người nước ngoài”, “luật nhập cư”, “người dân”, “người phối ngẫu” có nghĩa như đã được đưa ra trong phần 101 của Đạo luật về Quốc tịch và nhập cư (8 U. S. C. 1101)
(2) CÁC ỦY BAN QUỐC HỘI THÍCH HỢP – Thuật ngữ “các ủy ban Quốc hội thích hợp” có nghĩa là :
(A) Ủy ban Tài chính, Ủy ban về các vấn đề đô thị, nhà ở và ngân hàng”, và Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện; và
(B) Ủy ban Tài chính và Thuế vụ, Ủy ban Dịch vụ Tài chính và Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện.
(A) Ủy ban Tài chính, Ủy ban về các vấn đề đô thị, nhà ở và ngân hàng”, và Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện; và
(B) Ủy ban Tài chính và Thuế vụ, Ủy ban Dịch vụ Tài chính và Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện.
(3) CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN – Thuật ngữ “Công ước chống tra tấn” có nghĩa là Công ước của Liên Hiệp quốc chống tra tấn và sự đối xử hay chế tài độc ác, vô nhân đạo hay đồi bại khác, được thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1984 ở New York.
(4) NGƯỜI MỸ – Từ “người Mỹ” có nghĩa là:
(A) Một công dân Hoa Kỳ hoặc một người nước ngoài được cấp quy chế thường trú nhân ở Hoa Kỳ; hoặc
(B) Một thực thể được tổ chức theo luật pháp của Hoa Kỳ hoặc của bất cứ khu vực pháp lý nào bên trong nước Mỹ, kể cả chi nhánh nước ngoài của một thực thể như thế.
(A) Một công dân Hoa Kỳ hoặc một người nước ngoài được cấp quy chế thường trú nhân ở Hoa Kỳ; hoặc
(B) Một thực thể được tổ chức theo luật pháp của Hoa Kỳ hoặc của bất cứ khu vực pháp lý nào bên trong nước Mỹ, kể cả chi nhánh nước ngoài của một thực thể như thế.
(b) Việc áp đặt biện pháp chế tài – Ngoại trừ những trường hợp được đưa ra ở điểm (e) và (f), Tổng thống sẽ áp đặt các biện pháp chế tài được mô tả trong điểm (d) liên quan đến mỗi cá nhân nằm trong danh sách được quy định bởi điểm (c)(1)
(c) Danh sách các cá nhân dính líu đến một số vụ vi phạm nhân quyền nhất định
(1) TỔNG QUAN – Sau không quá 90 ngày từ ngày ban hành Đạo luật này, Tổng thống sẽ đệ trình lên những Ủy ban quốc hội thích hợp danh sách của các cá nhân, là công dân Việt Nam, mà Tổng thống xác định là dính líu đến những vụ vi phạm nhân quyền chống lại nhân dân Việt Nam hoặc thân nhân của họ, bất kể việc những vụ vi phạm đó có xảy ra ở Việt Nam hay không.
(2) CẬP NHẬT DANH SÁCH – Tổng thống sẽ đệ trình lên các ủy ban quốc hội thích hợp một danh sách cập nhật theo đoạn (1) khi các thông tin mới đã sẵn có và các thông tin này phải cập nhật ít nhất là hằng năm.
(3) KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA CÔNG CHÚNG – Danh sách được quy định trong đoạn (1) sẽ được công khai cho công chúng và được đăng trên các trang web của Bộ Ngân khố và Bộ ngoại giao.
(4) XEM XÉT DỮ LIỆU TỪ CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ KHÁC – Khi chuẩn bị danh sách quy định trong đoạn (1), Tổng thống sẽ xem xét dữ liệu từ các quốc gia khác và các tổ chức phi chính phủ (kể cả các tổ chức ở Việt Nam) chuyên theo dõi các vụ vi phạm Nhân quyền của chính quyền Việt Nam.
(d) Các biện pháp chế tài
(1) CẤM NHẬP CẢNH VÀ VIỆC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP CẢNH VÀO HOA KỲ – Cá nhân nào nằm trong danh sách được quy định ở phần (c)(1) có thể không:
(A) được cho phép để nhập cảnh vào hoặc quá cảnh qua Hoa Kỳ;
(B) nhận bất cứ quy chế nhập cư hợp pháp nào vào Hoa Kỳ theo luật nhập cư, gồm bất cứ sự miễn giảm nào theo Công ước chống tra tấn; hoặc
(C) nộp bất cứ đơn hoặc đề nghị nào để được cấp giấy phép, được nhập cảnh hoặc được cấp quy chế như thế.
(B) nhận bất cứ quy chế nhập cư hợp pháp nào vào Hoa Kỳ theo luật nhập cư, gồm bất cứ sự miễn giảm nào theo Công ước chống tra tấn; hoặc
(C) nộp bất cứ đơn hoặc đề nghị nào để được cấp giấy phép, được nhập cảnh hoặc được cấp quy chế như thế.
(2) NHỮNG BIỆN PHÁP CHẾ TÀI TÀI CHÍNH – Tổng thống sẽ đóng băng và cấm chỉ tất cả các giao dịch liên quan đến tất cả các tài sản và lợi ích của một cá nhân trong danh sách được quy định ở điểm (c)(1) nếu những tài sản và lợi tức đó nằm ở Hoa Kỳ, rơi vào Hoa Kỳ, hoặc nằm ở hoặc rơi vào quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một người Mỹ.
(e) Những trường hợp ngoại lệ tuân thủ các hiệp ước quốc tế – Theo quy định luật pháp,Tổng thống có thể cho phép những trường hợp ngoại lệ đối với việc áp đặt các biện pháp chế tài trong phần này nhằm cho phép Hoa Kỳ tuân thủ Hiệp ước giữa Liên hiệp quốc và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ liên quan đến Trụ sở Liên hiệp quốc, ký kết ngày 26 tháng 6 năm 1947, và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 11 năm 1947, và những hiệp ước quốc tế phù hợp khác.
(f) Khước từ – Tổng thống có thể khước từ yêu cầu áp đặt hoặc duy trì biện pháp chế tài liên quan đến một cá nhân theo điểm (b) hoặc yêu cầu đưa một cá nhân vào danh sách theo quy định ở điểm (c)(1) nếu Tổng thống:
(1) quyết định rằng sự khước từ như thế là vì quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ, và
(2) đệ trình một bản báo cáo lên các Uỷ ban quốc hội thích hợp trình bày những lý do đưa đến quyết định như thế.
(1) quyết định rằng sự khước từ như thế là vì quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ, và
(2) đệ trình một bản báo cáo lên các Uỷ ban quốc hội thích hợp trình bày những lý do đưa đến quyết định như thế.
(g) Chấm dứt chế tài – Các điều khoản của phần này sẽ chấm dứt vào ngày Tổng thống quyết định và xác nhận với các uỷ ban quốc hội thích hợp rằng chính quyền Việt Nam đã:
(1) phóng thích các tù nhân chính trị vô điều kiện;
(2) dừng việc thực hành những biện pháp bạo lực, giam giữ bất hợp pháp, tra tấn và chà đạp người dân Việt Nam trong khi những người dân đó tiến hành hoạt động chính trị ôn hoà; và
(3) chỉ đạo những cuộc điều tra minh bạch về các vụ giết người, bắt bớ và chà đạp các nhà hoạt động chính trị ôn hoà ở Việt Nam và truy tố những người có trách nhiệm.
(1) phóng thích các tù nhân chính trị vô điều kiện;
(2) dừng việc thực hành những biện pháp bạo lực, giam giữ bất hợp pháp, tra tấn và chà đạp người dân Việt Nam trong khi những người dân đó tiến hành hoạt động chính trị ôn hoà; và
(3) chỉ đạo những cuộc điều tra minh bạch về các vụ giết người, bắt bớ và chà đạp các nhà hoạt động chính trị ôn hoà ở Việt Nam và truy tố những người có trách nhiệm.
PHẦN 4. NHẬN THỨC CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ VỀ VIỆC XẾP VIỆT NAM VÀO DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA CẦN QUAN TÂM ĐẶC BIỆT VỀ TỰ DO TÔN GIÁO
Nhận thức của Quốc hội là
(1) Quan hệ của Hoa Kỳ và Việt Nam không thể tiến bộ khi hồ sơ nhân quyền của chính quyền Việt Nam và nền pháp trị tiếp tục xấu đi.
(2) Việc xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo theo phần 402(b)(1) của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (22 U.S.C. 6442(b)(1)) sẽ là một công cụ mạnh mẽ và hiệu quả trong việc làm nổi bật các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam và trong việc khuyến khích cải thiện nhân quyền ở Việt Nam; và
(3) Ngoại trưởng Hoa kỳ, theo khuyến nghị của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, cần đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
(1) Quan hệ của Hoa Kỳ và Việt Nam không thể tiến bộ khi hồ sơ nhân quyền của chính quyền Việt Nam và nền pháp trị tiếp tục xấu đi.
(2) Việc xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo theo phần 402(b)(1) của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (22 U.S.C. 6442(b)(1)) sẽ là một công cụ mạnh mẽ và hiệu quả trong việc làm nổi bật các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam và trong việc khuyến khích cải thiện nhân quyền ở Việt Nam; và
(3) Ngoại trưởng Hoa kỳ, theo khuyến nghị của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, cần đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.
Quý vị đang đọc văn bản mới nhất của dự luật. Văn bản dự luật có thể thay đổi trong uỷ ban hoặc qua quy trình sửa đổi.
Bản dịch của Huỳnh Thục Vy
Nguồn: GovTrack.us